Chương 9: Lúc ra trường chúng ta tiếc nuối nhất điều gì?

Lúc ra trường chúng ta tiếc nuối nhất điều gì?

Có câu chuyện như này: 

Phương là cô bé bằng tuổi cô-1993, cô ấy học nông nghiệp quê ở Hải Dương, cũng có hiểu được tiếng Anh là quan trọng nên ngay từ những năm 1,2 trên Vnua. Cô ấy đã chịu khó đi CLB tiếng Anh nhưng mà cũng vì thời điểm đó khoảng 2011- 2012 các trung tâm tiếng Anh thực sự vẫn chưa có ở Vnua mình. Chỉ là đi học bập bõm với những bạn chỉ có giỏi hơn Phương một chút. Và rồi tất nhiên tiền nào của nấy, mọi thứ chỉ dừng lại tiếng Anh bồi, không có ngữ pháp, không có sự chuyên môn bài bản nào cả. Rồi một ngày, Phương biết cô, cô cùng tuổi nên càng đặt nhiều cho bạn ấy câu hỏi: “Vì sao cô lại luôn năng lượng và thành công như thế?” Phương theo dõi cô rất lâu từ ngày ra trường, bạn ấy đi làm bán hàng cho siêu thị VinMark lương cũng đâu 5-7 triệu tổng cộng nhưng trong thâm tâm bạn ấy lại muốn làm một cô giáo tiếng Anh. Nhưng bạn ấy bất lực vì tiếng Anh không thực sự giỏi, vì làm siêu thị nên bạn ấy phải làm ca tối muộn với được về, chắc về nhà bạn ấy đã mệt. Bạn ấy đăng kí học Toeic với cô nhưng vì không xếp được thời gian nên phải nghỉ, cô rất trân trọng tinh thần của bạn ấy, vì đi làm rồi bạn ấy còn đi học, có hôm rất mệt bạn ấy vẫn cố đi học, có hôm ốm sắp ngất cũng nhất quyết đến. Nhưng rồi vì quá nhiều bất lợi nên bạn buộc phải bảo lưu khóa học của cô, bạn không đi làm không có tiều sinh hoạt, lương có 5, 7 triệu nếu bạn dừng lại thì sẽ không có ai nuôi em bạn ấy cả. Bạn ấy cũng không đủ dũng cảm để nghỉ việc cô nghĩ vậy. Bạn ấy rất quý cô và cô cảm thấy bạn ấy có nhiều năng lượng. Cô khuyên bạn ấy: “Em muốn làm cô giáo tiếng Anh hãy vào trung tâm tiếng Anh mà làm, đó là cách cô đã làm và đã thành công”. Nhưng mà vì tiếng Anh của bạn còn kém và bạn cũng không thể chấp nhận làm không lương ban đầu ở trung tâm tiếng Anh được. Cuối cùng rồi, dù chúng ta có nhiệt huyết tới mấy chúng ta cũng không thể tự học tiếng Anh mỗi ngày được, vì nó quá bao la. Cô tin ước mơ của bạn ấy còn rất xa vời.

Bài học: 

     Giá mà bạn ấy nhận thức và gặp cô được từ năm nhất. Không phải đâu, chỉ khi chúng ta bị cuộc sống cuốn vào, chúng ta mới hiểu giá trị của thời gian, mới thấy tiếc nuối cho 4 năm sinh viên mình quá rảnh rỗi mà chẳng thể hết mình với một cái gì. 

     Chúng ta đi làm một công việc mình thực sự không đam mê, nhưng mà chúng ta cũng chưa đủ xuất sắc hoặc đủ kinh tế và can đảm để theo đuổi đam mê của mình. Ra trường rồi không thể xin tiền bố mẹ được nữa. Ngày 8 tiếng muối mặt ở công ty làm công việc mình không thích, lúc đó bạn mới thấm hai chữ “đam mê” trong công việc là như thế nào. Có quá nhiều bạn học sinh của cô ra trường, họ cần tiếng Anh, sếp của họ cần tiếng Anh, họ thực sự muốn nghiêm túc với tương lai sau những 4 năm rong ruổi ăn chơi của mình. Nhưng ngày nào cũng phải đi làm từ sáng đến tối, về đến phòng cũng mệt rã rời cả thân xác lẫn tinh thần rồi. Mấy ai cầm được bút viết cái gì nữa? Mấy ai đủ minh mẫn để đến lớp học tiếng Anh nữa. Mình cảm nhận được điều đó rõ rệt. Có những ngày mình dậy học xong mệt quá 10h dù mình rất yêu Ielts nhưng mà mình cũng có hôm thua bản thân thôi đi ngủ. Mà đó là mình cực kì thích học và mình nhìn thấy rõ ràng lợi ích của mình cho việc học tiếng Anh. Và chắc chắn cơ hội được học, được giỏi tiếng Anh của chúng ta ngày càng ngắn lại khi chúng ta lập gia đình, có con và làm ông nọ bà kia. Mình không nói dốt tiếng Anh sẽ nghèo, cơ mà đôi khi việc chúng ta nói được chúng ta cũng cảm thấy thực sự tự hào về bản thân. Quá nhiều lần mình nhìn thấy gương mặt hơi chạnh lòng của các bậc phụ huynh rất giàu có, buôn bán giỏi, nhưng không thể giao tiếp với con mấy câu cơ bản. Thôi nhé, mình nghĩ các bạn hiểu ý mình rồi. 

=>Những câu hỏi mà các bạn sinh viên thường hay hỏi mình.

Câu hỏi 1: Chị ơi em mất gốc tiếng Anh thì em nên bắt đầu học như thế nào?

       Trả lời: Phát âm em nhé. Khóa này chỉ tầm dưới 3 triệu, ở nông nghiệp Vnua này có nhiều người dạy phát âm lắm. Chủ yếu từ những bạn trợ giảng mà ra. Nhưng hãy chọn người thật giỏi để học nhé. Vì nếu họ có 9 phần thì mới có thể cho bạn 2 hoặc 3 phần được. Còn họ có 3 hoặc 4 thì họ chỉ cho mình được 1 mà thôi. Dù chỉ là phát âm nhưng chỉ những ai dạy có kinh nghiệm và thực sự nói được tiếng Anh thì mới dạy đúng. Còn nếu không chỉ là dạy quy tắc phát âm chứ không có khả năng chỉnh sửa âm đâu.

                   Sau phát âm, học Toeic luôn, hoặc học lớp ngữ pháp để lấy nền. Tiếng Anh cần hai thứ để giao tiếp được: Một là KIẾN THỨC NỀN, hai là MÔI TRƯỜNG LUYỆN TẬP. Với người mất gốc thì phải xây cái nền trước. Thời gian này các em đừng mơ ước sẽ nói được. Nhưng phải có giai đoạn này thì các em mới có giai đoạn sau được. 

              Các em có thời gian thì nên lựa chọn học Toeic, vì sao?

 

             – Toeic là chứng chỉ tiếng Anh giao tiếp dành cho người đi làm. Mọi từ vựng và kiến thức xoay xung quanh cuộc sống của một người đi làm. Các em có biết tất cả các tập đoàn lớn nhất Việt Nam như Viettel, Vietnam Airlines đều chuẩn đầu ra 450 Toeic hoặc tất cả các ngân hàng Việt đều yêu cầu Toeic. Nếu chúng ta không đảm bảo bản thân có một sức bền lớn chạy dài cho tiếng Anh thì hãy lựa chọn một lối đi ngắn và tối ưu nhất là khoảng 700 điểm Toeic. Nói chung ở Việt Nam vẫn còn chuộng bằng cấp lắm. Thực tế, bài thi Toeic là kiến thức thật và không giống bất kì chứng chỉ nội bộ nào trong nước- điểm thật, kiến thức thật và thi nghiêm. 700 Toeic cũng đảm bảo bạn phải có nền chắc, có thể giao tiếp chưa trôi chảy nhưng vì ở một môi trường tiếng Anh còn ít được sử dụng thì việc chuẩn bị cho mình một cái nền vững là rất cần thiết. 

                Sau 700 rồi, đứa nào lười thì cũng có thể stop học giao tiếp, đứa nào tham vọng chuyển học Ielts, học Toeic chỉ hết 1 năm thôi, còn 3 năm còn lại, kiếm tiền học Ielts, ai có năng khiếu cộng nền vững, Ielts còn giúp mở mang nhiều không chỉ dừng lại ở tiếng Anh. Ở Vnua này không quá 3 người dạy được Toeic. Còn đa số là thầy lang không có chứng chỉ, chỉ dạy abc theo kinh nghiệm thực tế thôi. Vì Toeic 900 cũng không hề dễ, và có dễ thì cũng không nhiều người lựa chọn ở Vnua cho lắm. Nên các em phải cực kì cẩn thận khi lựa chọn giáo viên. 

 

 Câu hỏi 2: Cô ơi em nên học Toeic hay Ielts hay B1?

 

Trả lời:

  1. Nếu mất gốc, thì học Toeic, lên 700 thì tính tiếp như câu 1. 
  2. Nếu trường Vnua có đầu ra B1 thì B1 của trường cũng không có giá trị với các công ty khi các em xin việc đâu. Cô nói luôn:

        – Không phải cứ ra được trường là có trình B1 thật. 90%    là ôn tủ hoặc học tăng cường.

– Nhiều bạn kém tiếng Anh sợ không ra được trường, rồi nghe nói B1 nó lại 4 kĩ năng nên là xồn xồn lên đăng kí học tăng cường túi bụi. Thực ra việc học tăng cường phải hiểu cho đúng là họ thu học phí hai lần cho môn tiếng Anh và đảm bảo bạn qua nhưng sau tất cả “ngu vẫn hoàn dốt mà thôi”. Mình sinh viên, hãy tỉnh táo!

.

Câu hỏi 3: Cô ơi em sợ đi học tiếng Anh và cả việc học trên trường. Em không cân đối được, em sợ không làm tốt cả hai. Em muốn tập trung vào chuyên ngành trước.

 

Trả lời: Ngu! Max ngu nhé!

     Tôi bằng Giỏi đây! Nhưng không có tiếng Anh có bốc shit ăn vả hết. Có bạn còn vừa đi làm thêm, vừa học bổng vừa học tiếng Anh vẫn ngon cơ á. Quản lý được tất. Học tiếng Anh thì vào buổi tối, 9h tối là kịch kim. Thời gian đó ở nhà, đa số ngồi bốc phét, hoặc đi bộ uống “bụi phố” chứ học quần què đâu. Thề đi! Tôi từng làm sinh viên tôi quá hiểu. 99% sinh viên chỉ học tháng thi học kì. Về cơ bản chúng nó mới được tự do, nên tối thích chơi, thích ăn, thích mặc quần siêu ngắn đi lượn để vượt trai ahihi. Chứ cứ bảo không có thời gian. Có thời gian cũng có học quái đâu. Đừng lừa dối bản thân, đừng nhân danh thời gian để che lấp đi sự lười nhắc và ngại cố gắng của mình. 

     Tôi cũng không làm được như những gì tôi khuyên các bạn đâu. Nên cũng hơi nóng gáy đoạn này. Nhưng nếu được một lần học lại Đại học Thương mại, tôi sẽ đi học tiếng Anh trước cả khi nhập học kì đầu tiên. Tôi mất gốc nên tôi sẽ đi học hai lần, ba lần, tôi thích cảm giác 9h30 tối vẫn đứng ở bến xe bus, bụng thì đói. Khi mà lũ bạn của tôi đang ở nhà no nê, sạch sẽ nhưng thực ra đầu chẳng có mẹ gì, tôi hơi mệt, hơi tã nhưng lớp tiếng Anh của tôi rất vui, tôi nói được mấy câu tiếng Anh đơn giản thôi là cũng hạnh phúc lắm rồi. 

     Chúng ta thường hứa sang năm 2 sẽ học, sang năm hai thì lại bảo kì này học phí cao để hè học. Và rồi 4 năm Đại học trôi qua như “chó chạy ngoài đồng”, thời gian không đợi ai cả. Bạn cứ về quê, bạn cứ đi làm thêm. Bạn cứ thi cử vài lần là thấy ngày mình sắp bị đuổi ra khỏi trường lại càng đến gần. Cái cảm giác năm cuối bạn lo lắng vì chưa biết xin việc ở đâu, muốn học tiếng Anh nhưng phải đi thực tập, phải làm khóa luận đồ án. Bận! Với lại bản thân bạn là người mất gốc, không phải học trong vài tháng mà có kết quả rõ rệt, mà lại dính tí yêu đương vào nữa là thôi! Tất cả mong muốn sẽ chỉ chuyển được vào hai từ “để sau”. Nhiều lắm rồi! 

 

Câu hỏi 4: Bạn Đại học hỏi cô: “Cô có vừa đi đường vừa xem vở không?”

 

Trả lời: Không em ạ! Vì sợ chết, tai nạn đấy.

     Nhưng cô luôn luôn tự suy nghĩ trong đầu, hôm nay cô học gì. Cô rèn cho não cô khả năng tự tổng hợp kiến thức, cô lên kế hoạch cho việc học mà không cần viết ra. Ví dụ, đang trên đường, cô tưởng tượng về nhà mình phải tắm cái này, rửa bát. Dọn dẹp chỉ trong dưới 20 phút. Lên bàn học nghe nhạc tí rồi cô sẽ học môn gì, hôm nay cô giáo giao gì, cho nên là cô chỉ học 30 phút là xong cả. Còn nhiều bạn, cô đảm bảo, ngồi vào bàn học cũng không biết sẽ phải học cái gì. Khả năng tự tổng hợp thông tin quá kém.

     Chân lý: Không phải cứ lúc nào ngồi vào bàn học mới gọi là học bài đâu nhé! Lúc cô học Toeic, cô chỉ cầm điện thoại một ngày cô cũng làm được 200 câu trắc nghiệm. Bản thân cô thấy là việc ngồi vào bàn học hơi stressful. Cầm bút cũng hơi mệt và mỏi nữa. Nên cô sẽ tự tư duy bằng não. Đó là cách cô học để được bằng Giỏi Đại học và 8/8 kì học bổng, rất nhẹ nhàng không phải thức khuya dậy sớm, học sút thịt sút cân gì cả. Ngay cả bây giờ, khối lượng công việc lớn hơn, cô lúc ăn cô cũng nghĩ chiều mình sẽ làm gì. “20% thời gian cho việc lên kế hoạch quyết định 80% kết quả”- Pareto.

 

Câu hỏi 5: Cô ơi học Đại học như thế nào để đạt được học bổng.

 

Trả lời: Nói chung nếu không nghĩ mình sẽ được học bổng cô khuyên các em hãy học tốt tiếng Anh hơn là cái bằng Giỏi. Còn nếu có được thì tốt quá. Không phải vì bằng Giỏi em giỏi mà là em sẽ rất tự tin vào năng lực tiếp thu của mình. Cấp 1,2 cô học ngu lắm. Nhưng lên Cấp 3 học giỏi, Đại học cũng thế, nhưng tiếng Anh vẫn ngu, nhưng cũng vì cô học tốt ở Cấp 3 Đại học mà cô tin tiếng Anh cô sẽ chinh phục được. Vì một lý do, cô thấy con bạn cô nó ngu Toán lắm, ngu lắm luôn ấy, nó luôn ngưỡng mộ cô, nhưng mà tiếng Anh nó lại giỏi. Cô nghĩ IQ của cô không kém nó. Nên sự tự tin rất quan trọng. Có niềm tin với bản thân rất quan trọng. Vì vậy, việc được bằng Giỏi cũng sẽ tạo cho em một khả năng tính toán mọi thứ vừa vặn, sao để được điểm A, chuyên cần bao nhiêu, giữa kì bao nhiêu, cuối kì bao nhiêu, đó cũng như việc tính toán chi phí cho một dự án mà em sẽ đảm nhận sau này. Học giỏi không đảm bảo sẽ là triệu phú nhưng cô thấy đa số những triệu phú lừng danh đều học giỏi. Bill Gate là học sinh của trường Havard mà đúng không nào? 

      

      

      Câu hỏi 6Chị ơi có nên để Toeic năm 4 mới thi không ạ? Em sợ hết hạn vì Toeic chỉ có hai năm.

 

       Trả lời: Thằng đần nào khuyên em thế đấy.

  1. Điều gì chắc chắn năm 4 em sẽ học được Toeic 700. Bệnh lười chỉ có nặng thêm không có thuyên giảm, trừ khi có cú sốc kiểu bị phản bội hoặc gia đình mất mát như thế nào. Còn đâu thì ngựa quen đường cũ nhé!
  2. Học thực sự thì không bao giờ quên cả, cứ cho em thi năm 2 xong năm 4 hết hạn thì kiến thức em học thật có rụng cũng không nhiều, sau ôn lại nó nhanh lắm. Mà Toeic 700 có rồi, em sẽ không dừng lại đó đâu. Em sẽ học lên trình mới, đi làm trợ giảng, hoặc nói chuyện tiếp xúc với cơ hội mới, tự em sẽ không để em chỉ được có vậy. Trừ khi em là đứa quá an phận. Cứ đi được đến đâu, đường sẽ mở rộng, tầm nhìn sẽ mở rộng tới đó. 

 

     Cảm ơn các em đã đọc! 

     Nếu cảm thấy bất đồng quan điểm nào cũng không sao. 

     Nhưng nếu ok được cái nào. Hãy suy nghĩ. Chị viết ra không phải để tìm người đồng cảm, chị chỉ muốn 20% những người nhận sách đọc được vài điều gì đó và có gì đó xứng đáng với chính họ mà thôi.

     Đây không phải sách, cũng không có bán lấy tiền, nó là cách tiết kiệm nhất để chị có thể nói điều gì đó với mấy bạn 2000 2001 và thậm chí có những bạn năm 3,4 cũng nên đọc. Cảm ơn nhé!

     Kết bạn với chị: Linh Nguyễn và like Page: Tiếng Anh Giao Tiếp Nasao. Chị sẽ hay livestream trên đó. Biết đâu mọi người đọc thấy thích chị sẽ viết cuốn hay hơn về khoản thất tình. Ahihi. 

 

Contact

 

My phone: 0973983089. Add my zalo to read more. 

My Email: linh021k46f1@gmail.com.

“VNUA in my heart”.

    Cô Linh Nasao- dành cả thanh xuân ở Trâu Quỳ để bán cháo phổi cho anh em Vnua.

Hẹn gặp lại tại Nasao. 

Thanks!  

 

Zalo
Messenger
Form liên hệ

Đăng ký nhận tư vấn

    Vui lòng để lại thông tin để Nasao trực tiếp tư vấn cho bạn.