Chương 5: Người nghèo lo cơm từng bữa, kẻ thất bại nước đến chân mới nhảy

Đây là sai lầm phổ biến nhất đối với người trẻ trong mọi lĩnh vực có cả mình mà không chỉ trong học tập.

Vì sao mọi người mắc nhiều lỗi này?

  • Mọi người thường theo xu hướng nước đến chân mới nhảy, bây giờ bạn không nhảy cũng không có chết. Vẫn tâm lý còn thời gian còn học được.
  • Bản chất chúng ta sống không có mục tiêu thì sinh ra bệnh lười, nên chưa thấy quan tài chưa đổ lệ.

Biểu hiện của những nhóm người này trong việc học như sau:

  • Có những bạn sắp thi học kì rồi còn chưa nhớ chính xác được tên môn học.
  • Có những bạn đến lúc đi thi vẫn không biết nó bao nhiêu tín chỉ.
  • Có những bạn học hết môn rồi chưa mua sách giáo khoa, lúc mua bảo mua phí quá có học đâu nên mượn sách bạn học, lúc bạn đòi để ôn thi thì bạn lại biến thành đứa “tiết kiệm” cho bố mẹ. Nhưng đó là tiết kiệm ngu.
  • Có những bạn kết thúc học phần vẫn chẳng hình dung được môn đó truyền tới những thông điệp gì và vì sao ngành của mình học môn đó.
  • Có những bạn tuần sau thi, tuần này chưa biết tí gì.
  • Có những môn học, mai thi mà tối nay vẫn còn 4 chương.

        Cái này nhiều lắm các bạn, rất nhiều trong số các bạn vẫn qua môn, nhưng mình thấy cuộc sống thời kì ôn thi của các bạn vất vả quá. Bạn lên mạng đăng stt rằng chỉ mong qua thời kì này…

         Câu chuyện của mình: Mình có nhóm bạn 8 đứa con gái chơi với nhau toàn lọt top IQ cao của lớp chọn cấp 3 cả. Tư tưởng chúng nó là chỉ cần bằng khá, cũng không phải là không biết học là tốt nhưng đôi khi mình thấy chúng nó khá vênh váo về việc “tao chẳng học gì, toàn chơi”, ý muốn thể hiện, con này là tài tử, nó chẳng học gì nhưng nó vẫn qua.

Mình biết thừa, đầy bạn như thế. Gớm học chăm điểm cao còn chưa ăn ai, chứ học mong qua, hay được khen mà đã tỏ vẻ thông minh kiểu đó.

Cứ mỗi mùa ôn thi, nhóm tụi mình lại tụ tập với nhau 2 đêm ăn ngủ học cùng nhau, mình thì mình cũng join thôi nhưng mình không kì vọng nhiều trong hai đêm đó mình học được nhiều gì nữa. Khi chúng nó mua đề cương và bắt đầu học từ đầu thì ngay từ đầu khóa mình đã mua đề cương rồi, đi học mình mang đề cương theo, chỗ nào trọng tâm thi cô giảng mình note lại, nên cơ bản nhớ được ý rồi, giờ chỉ việc xào lại thôi. Có chăng hai tối học cùng nhau đó, chỗ nào chúng nó hỏi mình nói lại để như một lần được thi trước vì theo nguyên lý, khi bạn nói cho người khác với góc độ giảng bài thì bạn sẽ nhớ được lên tới 90% thay vì tự tiếp thu. Chúng nó thức tới 3, 4h sáng học, mai đi thi mà nên tối nay phải hi sinh, còn mình ngủ từ 10h. Thật ra có một bí mật thành công của mình là mình ngủ rất nhiều mùa thi. Ngủ để đủ sức, để minh mẫn, mỗi ngày chỉ cần học 4 lần (30 phút) thôi là ngon lắm rồi. Mình không thích học dài, não nó yếu và không vào được. Sáng mai tỉnh dậy, mình ăn cơm nguội và đi thi, tinh thần thoải mái, chúng nó thức khuya quá, họng rát, sụt sịt, ốm, đói, rồi chóng mặt, nên não cũng không được bình thường, thi chẳng minh mẫn được. Bí mật của mình là vào phòng thi phải khỏe, sung sức, thì mới lòi chữ ra được. Đến giờ nó vẫn đúng với mình. Có lần nhóm bạn mình nói, “ Linh nó toàn ngủ sớm, ngủ 10 tiếng/ ngày nhưng điểm vẫn cao”. Nhưng ai biết được, khi các bạn mình còn nhởn nhơ, còn chơi, còn online nói chuyện người yêu lúc học phần đang diễn ra, mình đã luôn tự sắp xếp các ý của môn đó rồi. Chứ không đến tận lúc thi rồi mới ngồi mổ xẻ nữa thì thời gian đâu não hấp thụ được.

Sau này cuộc sống cũng vậy. Nếu một ngày bạn thấy ai thành công rực rõ, không phải vì đêm đó họ may mắn trở thành hoa hậu, mà họ đã có 5 tháng giảm cân vô cùng khốc liệt.

Họ đã có 2 năm học ngoại ngữ 7.5 Ielts để được lọt top 10.

Họ đã nát gót chân vì tập giày cao gót.

Sau này những thành công nho nhỏ của mình trong cuộc sống, từ việc học Toeic từ 0-930, cũng là mình có một thời gian tích lũy đủ dài, mình tự học ngữ pháp và làm hàng trăm bài tests. Rồi việc mở công ty Nasao cũng vậy, mình có hai năm làm thuê cho một công ty tương tự để học hỏi. Sau này làm thì mình mới có kinh nghiệm được.

Mỗi một môn học trên giảng đường nó cũng như một dự án sau này bạn đảm nhận

10% điểm chuyên cần thể hiện cho những việc nhỏ nhưng không thể không có. Giữa 9 và 10 điểm chuyên cần nó không khác biệt lắm cho tới khi một bạn 8,4 một bạn 8,5 (điểm thi giữa kì) bạn 10 điểm chuyên cần thì 8.5 được A bạn chỉ được 9 chuyên cần thì B+ môn đó 3 tín chỉ là chênh lệch nhau 1,5 điểm tích lũy tổng rồi. Cuộc sống sai lệch tí là cách nhau cả một đẳng cấp, đừng nghĩ việc tính toán điểm số chi li. Đừng chi li tiền bạc quá thôi, còn điểm số là nỗ lực.

 Dạo này trên mạng cũng có những clip trái chiều về những bạn học sinh giỏi nhưng không có một sự nghiệp thành công. Và có thể ở một góc độ nào đó, những người chưa thực sự thành công lại lên tiếng để minh oan cho sự lười học hoặc nói những góc độ khác đi của vấn đề. Nhưng thực ra, bản chất ở đây, những bạn học giỏi là có năng lực tiếp thu, tất nhiên là họ tiếp thu nhanh hơn những người học kém. Nhưng phải hiểu ở đây để thành công cần thêm nhân tố khác mà “những người điểm cao chưa thành công” còn thiếu hoặc nghĩ là mình đủ.

Thế bao nhiêu người vừa học giỏi vừa thành công ở đâu sao không nói?

Thế bao nhiêu người học dốt thất bại đâu không nói?

Tư duy suy diễn.

Kiểu như có vài người học giỏi không thành công nên chúng ta nghĩ rằng học dốt sẽ không thất bại.

Nếu mình nhớ không nhầm đó là lối tư duy quy chụp. Kiểu như cô giáo tiếng Anh của mình tên Linh nên những ai tên Linh đều dạy tiếng Anh. Phải lớn lên, phát triển với những người thực sự có giá trị, và hiểu biết hơn bạn mới học được cách tiếp thu có chọn lọc và phân tích vấn đề đúng nghĩa của nó.

Kết luận

  • Đừng biến mùa thi thành cực hình, càng tâm lý bất ổn càng thất bại.
  • Thành công là cả một quá trình chứ không phải chỉ trong một đêm.
Zalo
Messenger
Form liên hệ

Đăng ký nhận tư vấn

    Vui lòng để lại thông tin để Nasao trực tiếp tư vấn cho bạn.