Lúc đầu mới nghe câu này, cũng hiểu mơ màng thôi, nhưng sau 10 năm từ ngày ra Hà Nội, với những gì mình có bây giờ, mình thấy câu này thấm vãi luôn.
Mình và một đứa bạn có cùng trình độ học với nhau, một đứa đi học đại học, bố mẹ phải chu cấp cho tháng 2 củ, còn bạn mình nó đi làm, bố mẹ không phải chu cấp mà còn gửi được tiền về nhà, nhà mình phải bán bớt trâu bớt bò đi để nuôi con ăn học, mua laptop, bạn mình nó đi làm về nó sắm sửa được đồ đạc, nâng cấp nhà cửa, thậm chí mẹ bạn còn xui mẹ mình là “cho con Linh nó bảo lưu đi, học nhà mi lấy gì mà nuôi” (tiếng Thanh Hóa). Nhưng mẹ mình không thế, lớn lên mình mới biết mẹ mình là người có tầm nhìn lắm, bà không cho con đi cấy, bà thà cấy một mình nhưng để con cái học, trời nắng tháng 5, mẹ đi cấy một mình ở thửa ruộng rộng mênh mông, con gái ngồi trên gốc dừa ôn thi đại học mẹ vẫn để đấy, lắm lúc hàng xóm còn phỉ báng cho, kiểu “khiếp, ra vẻ chăm học nọ kia”. Nhưng đến giờ, những đứa con của mẹ đã thành công hơn, không phải làm nông nữa, đã có sự nghiệp và thoát khỏi cái cảnh khổ sở làm nông của bố mẹ, vất vả nhưng mãi không thoát được cái nghèo.
Tiếp câu chuyện của đứa bạn, nó đi làm Samsung, lương hơn 10 củ 1 tháng, mình đi học 4 năm ròng rã hút máu của bố mẹ, nhưng giờ các bạn có đoán được mình và bạn mình khác nhau như thế nào không.
Mình ra trường dù mình có đi làm thuê đi nữa mình cũng còn hơn bạn bè mình rất nhiều, mình sẽ kết hôn với người có trình độ tri thức hơn, sẽ ở Hà Nội và chất lượng mọi thứ đều tốt và có nhiều cơ hội hơn. Còn đi làm Samsung mãi, lấy chồng có con, thì cũng không đi mãi được, làm có thời gian là hết thôi, trò làm công nhân ở Samsung thì lạ gì, khi có gia đình, bạn không thể gửi con cái của bạn mãi cho ông bà, rồi bạn mình cũng phải về quê, về Thanh Hóa thì không còn Samsung nữa, đang quen với lương cao giờ về quê làm ruộng thì không thích rồi, nhưng không làm thì làm gì, buôn bán, khó mà cả hai vợ chồng đều có công ăn việc làm ổn định ở quê lắm. Rồi chồng vợ mỗi người một nơi, nói chung là không thích đâu đúng không. Rồi ở cái tuổi còn trẻ mà lại phải an phận ở quê, đi làm ở thành phố thì không thể lôi con đi được, có lôi đi được thì cũng đi làm công nhân ca kíp thôi.
Câu chuyện ở đây là gì?
Hai đứa có cùng năng lực,
Hai gia đình có cùng hoàn cảnh năng lực kinh tế thậm chí nhà bạn còn khá hơn chút,
Hai số phận như nhau vì bố của hai đứa cũng say rượu như nhau.
Nhưng hai con đường khách nhau, ban đầu nghe có vẻ lựa chọn đi làm sớm nhàn hạ quá, nhưng rồi đến giờ, chắc ai cũng hiểu được, số phận của hai người khác nhau rồi phải không. Tôi biết các bạn sẽ nói mỗi người một lựa chọn, đúng nhưng mà ai chẳng muốn có cuộc sống đủ đầy, ai chẳng muốn được tôn trọng và làm một công việc mình yêu thích. Mình cá là mình yêu công việc của mình hơn đi làm công nhân rồi 12h chờ xếp hàng lấy cơm. Cá là 8h mỗi ngày đi dạy sẽ hơn việc làm ca kíp 8 tiếng sáng, 8 tiếng đêm. Hại sức khỏe và tiều tụy cả người. Ai cũng nhận ra điều đó, nhưng giờ lựa chọn lại còn kịp nữa không? Không thì cũng không hẳn nhưng khó, cái nhiệt nó giảm đi rồi, an phận hơn, lười hơn.
Và thậm chí có những ngày, mình chỉ làm có 2h mỗi ngày mình vẫn có thể kiếm được 5 triệu một ngày, nhưng có những người phải làm cái đó cả tháng.
Lựa chọn hơn cố gắng là vậy, không phải cứ chăm chỉ đi làm từ lúc tốt nghiệp lớp 12, chăm chỉ cày cuốc làm công nhân thì sẽ có cuộc sống an nhàn, còn có những người họ bỏ công bỏ sức họ đi học, vì họ muốn cả cuộc đời họ được nâng dần lên cái trí tuệ của mình, làm ít đi nhưng thu nhập cao hơn, được đối đãi tốt hơn. Nhưng cũng có những quyết định, khó mà làm lại được.
Không nói đâu xa, những người đi làm ngày 8 tiếng, mới ra trường đi làm không sao, nhưng có nhưng người đi làm 20 năm cuộc đời vẫn công việc đó, ngày nào cũng 2h tham gia giao thông cả đi cả về, sáng phải dậy sớm nấu ăn mang đi làm, trông có vẻ tần tảo, trông có vẻ tham công tiếc việc, nhưng hiệu xuất thấp lắm, không bằng người khác làm cố. Nói đến đây lại có người nói, ai cũng làm chủ thì ai làm thuê. Ôi thôi không phải lo bò trắng răng, 10 người Mỹ mới có 4 người có công ty riêng, 10 người trung quốc có 2 người có công ty riêng, còn 10 người Việt chỉ mới có 0.4 người có công ty thôi. Lại lo nhà giàu không có cơm ăn thế. Bạn cứ làm chủ xem có ai làm thuê không. Làm chủ không phải con đường cao siêu nhất, nhưng mình nghĩ đa số những người làm chủ họ được phát huy hết khả năng của mình, họ làm vì ước mơ, còn đi làm thuê chẳng xấu, nhưng đa số vì chọn con đường an toàn, và 40 tuổi rồi, công việc làm thuê không khiến bạn có nguồn thu nhập tốt, không giải phóng được năng lượng của bạn, thì đó là làm thuê đúng nghĩa.
Có hai kiểu làm thuê:
KIỂU 1: Họ là các chuyên gia cực giỏi cho các tập đoàn, họ đi làm cho tập đoàn, lương của họ 3. 4. 5 nghìn đô, nhưng họ không làm fulltime đâu ạ. Họ làm thuê nhưng làm chủ công việc của mình. Họ thường có nhiều hơn một nguồn thu nhập, và họ luôn luôn vươn tới nấc thang cao hơn trong lĩnh vực của mình. Họ có những ảnh hưởng trong lĩnh vực của họ, họ thuyết giảng trong nhiều lớp học chuyên môn, họ có thể chia sẻ giá trị của họ nhiều nơi.
KIỂU 2: Đi làm thuê những năm đầu mới ra trường không sao, nhưng sau tầm 33.35 tuổi rồi, muốn đổi nhưng không đủ điều kiện, công việc cũng bình bình vậy, không khó không dễ, muốn thay đổi cao hơn nhưng ngoại ngữ kém chẳng hạn, hoặc tiếc những gì đang có, muốn khởi nghiệp nhưng sợ đủ thứ, chỉ dám hứa sẽ làm không biết khi mẹ nào làm. Chưa nói tới kiến thức, nhưng cái ý chí nó hèn, thì thu nhập cũng hèn thôi. Rồi chúng ta sẽ phải thừa nhận rằng, ý chí và độ dám của chúng ta nó tỉ lệ với sự đột phá về mọi mặt của chúng ta trong cuộc sống này đấy.
Có nhiều người họ làm có 2h đồng hồ bằng người khác làm cả 8h.
Có những người vô cùng tiết kiệm, nhưng cả đời không có nổi một tỉ tiền mặt.
Có những người chẳng tiêu pha gì cả, không bao giờ ăn hàng ăn quán, nhưng mà cũng chẳng có nguồn thu nhập nào cả.
Mình không cổ súy cho sự lãng phí, phung phí, nhưng không phải cứ chăm chỉ là sẽ thành công, mà phải đi đúng hướng. Tất cả những người thành công nhất thế giới này họ đều phục vụ người khác rất giỏi, và họ được trả công cho sự sẵn lòng phục vụ người khác. Họ mạo hiểm, họ không đi theo lối mòn, họ dám mạo hiểm và họ dám đánh đổi. Họ dám mất đi những gì họ đang có, để có được cái họ khao khát nhất. Nhiều người muốn bỏ việc, nhưng tiếc công việc hiện tại là mơ ước của bao người. Nghe này, nếu cái gì là của bạn, bạn xứng tầm với nó, thì lúc nào bạn muốn có nó sẽ mãi ở đó (không tính chuyện tình cảm nhé), còn kiểu công chức nhà nước, xin mãi, đút mãi mới vào là hay tiếc lắm. Rồi cứ ngoảnh lại những cái mình sẽ mất mà không biết rằng, nếu không hành động thì mình còn mất nhiều hơn.
Mình vô cùng tâm đắc cái tư duy này, nên mình thích những sự lựa chọn thông minh trong cuộc sống.
Và thường những sự lựa chọn thông minh thì nó ban đầu trông rất khó đi.
Có một người bạn nữa của mình,
Bạn ấy bằng tuổi mình 93,
Hai đứa bắt đầu học tiếng Anh cùng thời,
Mình tới trung tâm học vì nói thật tiếng Anh khó mà tự học được đối với người mất gốc.
Bạn ấy tự học vì muốn tiết kiệm tiền,
Vì tự học nên không bài bản, không chính thống, được thì được không được thì thôi.
Bạn ấy có tiến bộ nhưng so với mình thì khác một trời một vực, vì mình được học bài bản, ngữ pháp của mình vững hơn, học bài bản từ thầy từ cô sẽ khác với việc không có áp lực không có khuôn khổ.
Rồi mình làm trợ giảng, mình lên giảng viên và có Nasao như hôm nay, mình vô cùng biết ơn Langmaster và Icrazy- Hai trung tâm tiếng Anh ngày xưa mình học, những gì mình chia sẻ ở Nasao, là tới nhiều phần từ họ, mình bỏ 7.2tr đi học ở đó, rồi giờ mình kiếm hơn 7.2 tỷ. Xứng đáng mà.
Mình được học bài bản,
Được ép phải giỏi vì tự bản thân so sánh với những bạn trong lớp.
Còn bạn của mình, nó tự học, cảm giác tiết kiệm, không mất tiền, đúng tư duy các cụ ngày xưa, được bao nhiêu thì được, không mất tiền là ok. Nhưng mất nhiều đó
Mãi bạn chẳng được 500 TOEIC,
Muốn làm giáo viên nhưng cũng không đủ trình độ,
Bạn đi làm thu ngân cho siêu thị, “kiếm tiền nuôi ước mơ”. Mãi rồi 3.4 năm gặp lại, tiếng Anh của bạn vẫn bồi.
Đó là hiện thân của lựa chọn hơn cố gắng.
Mình lựa chọn mất phí nhưng mình kiếm ra gấp 100 lần số tiền bỏ ra, quan trọng là mình tiến xa về trình độ và suy nghĩ so với bạn.
Nhưng điều đáng nói, bạn ấy vô cũng tần tảo, chăm chỉ, thức khuya dậy sớm, đi làm siêu thị toàn 11h đêm mới về, còn mình, kể cả với trình độ tiếng Anh hiện tại, lương đi dạy thuê của mình cũng quá cả tiền bạn làm ở siêu thị, nhưng hãy nhìn công việc của mình, mình đi dạy mình được tôn trọng, được kính nể, được làm công việc tri thức, và với thời gian bằng 1/5 so với bạn. đó là giả sử mình đi làm thuê thôi, còn thực chất mình đã làm chủ, và có thể một đơn giá sản phẩm của mình bằng luôn cả tiền lương của bạn rồi.
Nói đến đây mọi người sẽ nghĩ, nói thế, mỗi người một nghề một ngành, cô thích đi dạy thì cô đi dạy, người ta thích đi làm siêu thị kệ người ta , so sánh làm gì, hạnh phúc tùy quan điểm. Đúng rồi, văn này mình không lạ gì đâu, nhưng bạn ơi, bạn ấy cũng ước mơ làm cô giáo như mình đấy bạn, bạn ấy cũng biết công việc siêu thị không có tương lai, suốt ngày tiếp xúc với su hào, bắp cải, thịt, rồi thì đầu óc nó chỉ có tới vậy thôi.
Và bạn ấy có tâm sự với mình, giờ không đi làm, không ai nuôi em, với trình độ hiện tại, mình khuyên bạn ấy vào trung tâm anh ngữ làm và học, đủ sống thôi, 1,2 năm sau rồi lên giáo viên, chịu khó vất tí, nhưng bạn ấy không dám lựa chọn, còn bố, còn mẹ, còn gia đình, ngừng đi làm phát là không có thu nhập.
Trông bạn ấy bận rộn nhưng lại bận rộn với công việc của người khác.
Bạn ấy phải kiếm tiền để nuôi nước mơ.
Còn mình, vì mình đã dốc hết những gì mình có cho ước mơ, nên nước mơ nuôi mình.
Lựa chọn hơn cố gắng là vậy đó.
4 năm qua bạn ấy vẫn liên tục chăm chỉ, cần mẫn.
Nhưng thiếu đi một cái tư duy hơn người.
Hãy để ước mơ nuôi cả gia đình.
Đừng hững hờ rồi phải kiếm tiền nuôi ước mơ. Đâu cho lại được.