Chương 5: Bán hàng như hơi thở.

Sai lầm của người nghèo:

Nghĩ bán hàng là xấu.

Bán hàng là lừa đảo.

Giàu là xấu xa.

Giàu là lừa đảo.

Bán hàng khó lắm.

Bán hàng là có mẹo, có chiêu.

Bán hàng chỉ dành với dân kinh tế.

Bán hàng dành cho doanh nhân.

Mình là dân kĩ thuật bán gì.

Mình giao tiếp kém bán gì.

Tư duy này ăn sâu vào mỗi cái đầu của những đứa trẻ trước khi bước lên đại học thậm chí có người kéo dài tới cuối đời. Vì sao?

Vì cậu chuyện ngụ ngôn ngày xưa như “Tấm Cám”, “Sọ Dừa”, “Thạch Sanh” … Những người có tiền toàn đóng vai các nhân vật phản diện, còn người nghèo mới là người tốt. Vô hình chung nó hình thành trong suy nghĩ ăn sâu lâu năm của người Việt cho rằng: cứ người lắm tiền là người xấu, cũng chính vì thế mà phụ huynh luôn muốn con mình thi đại học vào các ngành như quân đội, công an, nhà giáo, -ngành mà lương bổng chế độ nó cố định, chứ bảo đi làm bán hàng, thị trường, kinh doanh buôn bán là các cụ không ham, cảm giác không tự hào bằng ngành kia, cái này dễ thấy thôi, khắp khắp luôn.

Rồi ngay cả chính sinh viên, người đi làm xin việc cũng chỉ muốn làm những công việc mà lương cố định. Những lời tuyển dụng kiểu: “tuyển dụng kế toán lương có kinh nghiệm lương 12” là ầm ầm nhảy vào rồi. Còn nếu trên Vietnamworks -Một trang tuyển dụng lớn của Việt Nam người ta toàn tuyển nhân viên phát triển thị trường, nhân viên tiếp thị, lương cơ bản có 3 triệu, nhưng thu nhập chính là từ % doanh số, thì không thấy ma nào nhảy vào cả, vì sợ không làm được, vì máu cái gì nó chắc cú, ổn định, nhưng đó là tư duy cũ rồi.

Cách tính lương theo doanh số mới đánh giá đúng được năng lực của nhân viên.

Và chính nhân viên cũng mới có thể tự điều chỉnh được thu nhập của mình.

Vì sao mình chú trọng cho kĩ năng này:

Nasao của mình nếu mình không biết tiếp thị và bán hàng, sẽ chẳng bao giờ có thể vận hành được như thế này, 0 vốn, 0 mối quan hệ, không đỡ hộ gì cả, thứ duy nhất đó chính là mình đảm nhận được mắt xích quan trọng nhất -là máu của doanh nghiệp-SALE.

 

Rồi bạn có học khoa nào đấy, ra trường đi làm cũng sẽ làm cho một công ty-nơi mà nó cũng bán một sản phẩm nào đấy. Thứ quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp là năng lực sale của hệ thống, sale nó rất rộng, nó bao gồm nhiều hoạt động một lúc, nhưng không có bán hàng không có doanh thu, không có doanh thu không có lương, không có tiền đảm bảo các hoạt động vận hành của doanh nghiệp, đó là bài toán mà tất cả các CEO phải đối mặt mỗi ngày, bạn làm nhân viên, nếu bạn giỏi bán hàng, bạn đang đỡ được áp lực đó rất lớn cho doanh nghiệp. Đương nhiên là bạn vẫn phải có chuyên môn riêng của bạn rồi.

 

Nếu bạn chỉ có mỗi chuyên môn như khả năng giảng dạy, kĩ năng IT, kế toán – Chuyên ngành của bạn ấy, thì thu nhập của bạn chỉ giới hạn ở một con số nhất định, vì muốn tăng cao lên, thì bạn biết đấy, sẽ luôn có nhiều người sẵn sàng thay bạn làm với mức lương hiện tại của bạn. Chỉ có khi bán bàng bạn mới có thu nhập bổ sung là hoa hồng doanh số. Đó là góc độ thu nhập -thứ mà tất cả những người đi làm công quan tâm.

 

Xong, rồi đến góc độ mai này khởi nghiệp, nếu bạn có ý định khởi nghiệp mai này, bạn biết rồi đấy, cái bạn cần phải giỏi đầu tiên là bán hàng.

 

Bán hàng không được dạy trong bất kì trường đại học nào ở VN cả, mình có học một trường kinh tế, bạn bè của mình học trường top hơn các khoa kinh tế, toàn bằng xuất sắc, giỏi, nhưng không ai trong số bọn mình giỏi kĩ năng bán hàng từ kiến thức trên trường cả. Nếu bạn không ý thức phải tự học và chờ đợi giáo dục từ ai đó, 30 tuổi có thi bạn vẫn có thu nhập từ làm công cố định mà thôi.

Kĩ năng bán hàng học càng sớm càng tốt vì sao?

-Càng già bản ngã càng cao, mà cái này không phải tố chất của những người bán hàng xuất sắc.

-Càng già bạn có nhiều lựa chọn, sẽ ít người dám vứt bỏ tự trọng để học bài bản từ đầu khi đối mặt với vô vàng sự từ chối, cảm ơn bản vì năm xưa mình đã được tiếp xúc và thực hành kĩ năng này khi mình còn nghèo, chẳng có gì để mất, còn giờ, mấy đứa bạn thân của mình, nó cũng muốn học bán hàng lắm, nhưng nó cũng có chút chút trong xã hội, có thu nhập tương đối, bảo bỏ hết liêm sỉ đi chào khách, kiên nhẫn với khách, ít đứa làm được lắm. Giai đoạn để học bán hàng rất quan trọng.

Lúc bạn là sinh viên, khi bạn chưa có áp lực kiến tiền, bạn học kĩ năng sale, dù chưa có doanh số, dù fail liên tục, dù còn ngáo ngơ, thì bạn cũng không áp lực bằng việc lúc bạn đi làm rồi, buộc phải ra KPI (Key Performance Indicator-chỉ số kết quả công việc). Càng sớm càng tốt, để rồi lúc bạn có chưa thành công thì bạn cũng đi trước hơn bạn bè còn rất nhiều

Học kĩ năng bán hàng ở đâu, như thế nào hả chị?

Tìm các công ty nhỏ, nơi có sản phẩm ok một chút rồi làm cho họ, lúc đầu phụ việc thôi, telesales thôi, làm chưa nghĩ tới lương vội, part time thôi, bạn sẽ được tiếp xúc với trưởng phòng, với best seller, với những người có kinh nghiệm, bạn chưa biết làm sao, họ sẽ giúp bạn, nếu họ không nhận bạn, hãy bắt đầu từ khách hàng, mua sản phẩm của họ, trở thành fans của sản phẩm, rồi giúp họ giới thiệu khách tới với người khác, khi thấy bạn yêu sản phẩm, giới thiệu được khách cho họ, họ sẽ chắc chắn cho bạn làm cộng tác viên. Hãy bắt đầu từ bước chân đầu tiên như vậy.

Em sợ không làm được?

Chắc chắn là không làm được rồi, không phải sợ, chắc chắn lần đầu hay kể cả lần 2,3,4 đến lần thứ 20 nó vẫn chưa thành công thậm chí cả tháng hai tháng bạn chẳng bán được sản phẩm nào cả, đó mới là bình thường, lúc đó nó mới lòi ra hết sự nhanh nhạy, sự thông minh, trí tuệ cảm xúc EQ, sự khéo léo của bạn, với mình, chỉ cần cho người khác đi bán hàng sẽ đọc vị được hết tuốt kĩ năng giao tiếp của người đó. Nhưng ai là sát thủ bán hàng họ cũng từng như bạn thôi, yên tâm đi, những người từ chối bạn là những người mang lại cho bạn nhiều bài học nhất, họ từ chối bạn cũng có nghĩa nó lộ ra một điểm nào đó bạn cần khắc phục, và cũng để bạn biết, bán hàng không dễ tí nào, và cũng để bạn trân trọng hơn công việc vất vả khó khăn này của những người sale và trước đây bạn cứ hay chê là đa cấp ấy. Tin mình đi, cái khó là ở chỗ bạn có dám bắt đầu hay không, còn chỉ cần bạn chịu khó tầm 2 tháng bạn sẽ tiến bộ nhiều lắm, có khi còn nghiện vì cảm giác chinh phục được khách như vượt qua được chính mình ấy.

Chị ơi nhưng em không biết tìm công ty đó ở đâu?

-Trung Tâm tiếng Anh này.

-Công ty mỹ phẩm này.

-Trên nhóm sinh viên của trường người ta tuyển công tác viên đầy đó, khổ nỗi sinh viên chỉ ham mấy cái kiểu đi làm theo giờ có tiền ăn ngay, chứ còn kiểu làm theo doanh thu là tránh xa, sợ, sợ không làm được, sợ đa cấp, sợ lừa. Một cái đầu có nhiều nỗi sợ sẽ không có chỗ cho những ước mơ.

Chị ơi đi làm vậy còn đi học thì sao em sợ em không cân được?

Mọi nỗi sợ là không có thật nhé các bạn, em cứ đi làm đi xem có cân được không? Không cân được thì mình đếm em nhé.

Có chắc dành toàn bộ time học sẽ học giỏi không?

Có chắc ai đi làm cũng có kết quả học tập tệ hơn những người ở nhà.

Theo nguyên lý của ai đó chẳng nhớ, nôm na, là thời gian sẽ tự lấp đầy khoảng trống mà bạn cho phép, rảnh hay bận đồng hồ vẫn quay với tốc độ đó.

Hết năm hết tháng có người vừa học tốt vừa rèn luyện được nhiều kĩ năng quý, nhưng có người cũng chỉ hoàn thành được mấy môn học trên trường thôi-thứ mà ai cũng có.

Chị ơi em là người hướng nội em không biết mình có hợp kĩ năng này không?

Em ơi, nội hay ngoài đều phải sống cả, và bán hàng không chỉ là ở doanh nghiệp, bán hàng là cuộc sống.

Mọi mối quan hệ xung quanh em đều là bán hàng cả thôi, với người yêu, kể cả với bố mẹ cũng là bán hàng.

Bán hàng không phải lúc nào cũng trao đổi giá trị là tiền, nó là sự tin tưởng, nó là sự ủng hộ… nếu em hiểu tâm lý của người khác, cuộc sống của em sẽ nhẹ nhàng dễ chịu hơn rất nhiều, mà cái này chỉ có trong bán hàng mới dạy em bài bản nhất thôi.

Bán hàng là hơi thở, chị đang viết cuốn sách này cũng là bán hàng này, phải hiểu tụi em gặp vấn đề gì, phải hiểu các em hay hỏi gì, nói điều các em muốn nghe, chưa đủ, phải nói điều mà có khi các em không ngờ tới sao chị lại hiểu các em như vậy. Đó là tâm lý con người.

Nhà lãnh đạo tài ba nào cũng phải rất giỏi nhiều kĩ năng một lúc và đương nhiên có sale rồi.

Nhiều người có đam mê kinh doanh thì cái đầu tiên khuyên các bạn cần giỏi là sale.

Rồi mai này giỏi sale rồi, bán gì cũng được.

Rồi mai này sản phẩm này không ổn nữa, đổi sản phẩm khác, sale đã giỏi thì bán gì cũng bán được.

 Nhiều người nhầm tưởng rằng sản phẩm quan trọng, tốt thì khách mua thôi, đúng như phiến diện.

Đầy sản phẩm tốt vẫn ở trong kho, vẫn tồn, và đầy sản phẩm trung bình vẫn bán chay. Cách biệt ở đây là kĩ năng sale.

Theo thời gian có thể nhóm khách hàng bạn phục vụ sẽ thay đổi nhu cầu, bạn có thể thay đổi sản phẩm, nhưng bán gì thì kĩ năng bán hàng cũng vậy thôi. Chứ còn cắm chốt với sản phẩm, thời thế thay đổi bạn không cạnh tranh bằng mình sản phẩm được đâu. Mùa nào thức nấy, cần gì bán nấy. Giỏi cái lõi thôi là được.

2 năm trước Nasao của mình bán mỗi giao tiếp, giờ mình lại trọng tâm sang TOEIC, chẳng ai care, mình vẫn phục vụ sinh viên nông nghiệp là chủ yếu và cách bán hàng vẫn vậy, chẳng ai phản đối, chẳng thấy ảnh hưởng gì, chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi sản phẩm để thích ứng với biến động của thị trường, còn cái không thay đổi là năng lực bán hàng, sau này mình có bán IELTS, hay bán cái khác, câu chuyện chỉ là tên sản phẩm.

Tóm lại chương này bạn cần nắm:

  1. Học bán hàng càng sớm càng tốt, lúc nghèo học vào hơn.
  2. Mai này khởi nghiệp, thì phải giỏi bán hàng đã làm gì thì làm.
  3. Dù có giỏi chuyên môn rồi muốn giàu thì phải giỏi bán hàng, đừng nghĩ mình là bác sĩ thú y giỏi thì sẽ giàu, chưa đủ, ai bán cái giỏi đó cho bạn mới là quan trọng. Người giàu chọn cả hai.
  4. Bán hàng là cuộc sống, còn thở là còn phải bán thân, hiểu được người khác muốn gì, đáp ứng được họ thì sẽ lead được họ. mọi mâu thuẫn bất hạnh xảy ra ở quy mô nhỏ như gia đình hay công ty hay các Quốc gia là cũng vì không hiểu nhau mà thôi.

 

 

Tất cả những nỗi sợ không có thật. Bên kia của nỗi sợ là con người bạn muốn trở thành

Cuộc đời được hình thành bởi những quyết định đúng không các bạn?

Nhưng đứng trước những quyết định luôn là nỗ sợ.

Trước những quyết định luôn có hai phần: Được và mất.

Người nghèo tập trung vào cái mất khi lựa chọn điều gì đó.

Người giàu sẽ luôn đặt câu hỏi khác, nếu không chọn mất gì.

Còn người siêu thành công họ sẽ nghĩ như sau:

  1. Tôi xứng đáng có được lựa chọn đó.
  2. Tôi không chờ đợi cho tới khi đủ nguồn lực.
  3. Tôi hành động bất chấp sự thiếu nguồn lực của mình.

Người xứng đáng họ luôn hiểu rằng, để đeo được vương miện bạn phải có tinh thần ý chí và hành xử như một hoa hậu.

Không phải là chúng ta có đủ tiền cho điều gì đó hay không, mà ý chí của chúng ta phải xứng đáng với cơ hội đó.

Người ta nói: khi con người ta không có gì, thứ họ có nhiều nhất là ý chí, khi họ có tất cả, thứ họ thiếu nhất là ý chí. Ừ thì không có tiền cũng phải có được ý chí chứ. Có những người tiền không có ý chí cũng không nốt. Thế thì xứng đáng kém cỏi bền vững.

Một trong những quyền năng mạnh mẽ nhất của con người chúng ta có đó là sự lựa chọn (The power of choice).

Chúng ta có quyền lựa chọn mọi thứ thuộc về hay không thuộc về mình.

Lựa chọn bạn để chơi.

Lựa chọn sử dụng buổi tối chủ nhật làm gì, đi chơi hay ở nhà đọc sách này.

Lựa chọn yêu hay không yêu thằng dở hơi đó nữa.

Lựa chọn học ở quê hay hà nội.

Lựa chọn đi học hay đi làm luôn sau khi hết lớp 12.

Lựa chọn học tiếng Anh từ năm nhất để có sự chuẩn bị tốt hay chỉ ở nhà học mấy môn trên trường.

Lựa chọn đi học bán hàng khi còn là sinh viên hay chỉ là cậu sinh viên bình thường.

Lựa chọn, lựa chọn, bạn cần hiểu nó là quyền năng đặc quyền lớn nhất bạn có.

Khi bạn hiểu được sức mạnh của lựa chọn, bạn sẽ luông hứng thú khi đưa ra quyết định dẫu cho nhiều nỗi sợ, vì bạn biết nỗi sợ là cần thiết để lọc đi những đứa có tinh thần yếu vía. Bạn hiểu và bản năng của nỗi sợ luôn tồn tại trước những quyết định nên bạn chào đón nó và hiên ngang vượt qua nó.

Nhưng không đâu bạn, đa số sẽ không như vậy, họ biết là cái gì đó tốt và quan trọng đó, nhưng họ không nói là họ không làm, họ hẹn để sau, họ bảo không phải họ không làm mà họ chưa làm.

Đa số chúng ta sẽ tránh nỗi nợ bằng cách lảng tránh nó, hẹn nó sau như một cái thẩm du tinh thần rằng, mình có bỏ lỡ đâu, mình để sau mà, nhưng thực ra đa số là cái gì để sau nghĩa là cái đó bạn chưa biến nó thành cái quan trọng nhất với bạn, và khi nó không phải ưu tiên của bạn, nó cũng không ưu tiên bạn.  Bài tập đưa ra, bạn không làm sớm muộn bạn cũng phải làm, nó mất thời gian của bạn, và quan trọng hơn hết nếu bạn liên tục là những người bỏ qua các cơ hội, bạn sẽ không còn nhạy bén với cơ hội, bạn bỏ qua quá nhiều rồi, nên có bỏ quan tiếp lần những nó cũng như là một thói quen mà thôi. Thói quen tạo thành tính cách, tính cách hình thành số phận.

Không phải là việc lựa chọn gì đó hay làm gì đó quan trọng tới đâu mà là cách bạn làm mới là quan trong.

2015, 2016 mình đối mặt với hai lựa chọn mà có lẽ nếu mình lựa chọn lựa chọn kia mình sẽ không thể có như ngày hôm nay.

Mình thi TOEIC 7 lần mà chỉ được 860, 865, mẹ mình thở dài, bảo con ơi thôi học thế thôi, đi làm đi, ai chẳng thương bố thương mẹ, ai chẳng muốn đi làm có tiền, mà họ thì cô đơn lắm, cũng học mãi rồi chẳng lên 900, với lại 865 cũng là cao rồi như bao bạn là sẽ nghe lời mẹ đi làm. Nhưng lúc đó mình nghĩ khác, mình linh cảm lựa chọn kia dễ quá và đa số mọi người sẽ chọn lối đi theo lời mẹ đó, nhưng mà cái gì mà đông người đi thì cơ hội ít lắm.

Và nếu mà cứ đi lưng chừng núi rồi lại bỏ cuộc thì gần như thử thách đó chẳng bao giờ được hình thành, đến sau này mình mới toát mồ hôi khi nghĩ lại ngày đó, lỡ mà mình yếu vía thương gia đình từ bỏ việc học lên hẳn thì chắc mình đang đi làm ở Samsung rồi vì cứ thấy khó quá là bỏ qua thì đi làm ở đâu cũng thế, thấy chướng ngại vật thì né, thì cả đời mình chỉ giải được toán dễ thôi. Giải toán dễ không phải bài tập của học sinh giỏi, không phải công việc của những kẻ xuất sắc. Mình luôn lựa chọn những lựa chọn khó, vì mình hiểu đám đông  sẽ luôn chọn lựa chọn logic, logic thì đông người chọn, đông người chọn thì ít cơ hội.

Và rồi sau này mình hiểu được, 930 TOEIC không quan trọng, nó cũng không hơn 865 mấy đâu, nhưng cảm giác của mình về mình như thế nào mới quan trọng, cô bé Linh mới được hình thành khi đạt 930, là cảm giác hoàn thành, cảm giác được làm theo lý trí mách bảo chứ không phải đám đông.

Nhưng bạn biết không, lúc lựa chọn đi một hướng đi ít người đi nhiều nỗi sợ lắm bạn, sợ mẹ buồn, sợ không biết làm được không, sợ mãi mãi không làm được và bị cố chấp, rồi học hoài một thời gian dài cũng nản ấy.

Đấy nhé, đã đi con đường khó, nhiệm vụ con đường khó cũng khó, cô đơn và ít được ủng hộ. Nhưng rồi, sau này mình nhận ra, khi bài toán khó hơn, ý chí tinh thần và sự giỏi giang của bạn sẽ được nâng lên, khi toán được giải, không phải là giải thưởng lớn thế nào, mà con người mới bạn được hình thành, niềm tin bạn nhận được và đặc biệt là niềm tin của chính bạn dành cho bạn nó khác. Có lẽ đó là suy nghĩ luôn tồn tại trong đầu những người ưu tú. Hãy nhớ nhé. Khi những nhiệm vụ mới được hoàn thành, cái quan trọng nhất là niềm tin của chính bạn dành cho bạn. Đó là thứ quyết định tất cả.

Đi học tiếng Anh ở Nasao cũng vậy, lợi ích thì không nói nữa nhé, được học, được có môi trường, có TOEIC 700, được thay đổi tư duy thứ mà có thể áp dụng mọi khía cạnh trong cuộc sống của bạn và đi theo bạn có thể đến cuối cuộc đời, được đọc sách, vân vân, mây mây thôi khỏi quảng cáo, nhưng nỗi sợ là gì:

Sợ bố mẹ không cho tiền.

Sợ bị lừa.

Sợ không biết có học được không.

Sợ phải đi học mỗi tối.

Rồi thôi có gì để kì sau.

Rồi sợ đi học xa :3.

Sợ đi học một mình.

Sợ tới học bị mắng.

Sợ môi trường Nasao nó lạ quá, con người ta sợ những nơi khách mình lắm các em.

Rồi có vài người ý kiến nọ kia, đi học lỡ trái ý họ, họ ghét thì sao.

Quá nhiều nỗi sợ trước mỗi quyết định lớn.

Đi học tiếng Anh chưa phải là cái gì to tát.

Nhưng quyết định đi học nó như thế nào, nhanh hay chậm, quyết đoán hay nhu nhược, tinh thần ý chí thế nào nó cũng phần nào phản ánh tính cách và kết quả hoc tập của bạn.

Mình chỉ lấy ví dụ minh họa thôi vì cuộc sống bạn đối mặt với nhiều quyết định quan trọng lắm.

Chỉ cần bạn hiểu được:

  1. Mình cần lớn hơn nỗi sợ thì con người mới được hình thành, con người mới, mọi thứ mới xứng đáng với mình hơn.
  2. Mọi nỗi sợ là không có thật, chỉ là cảm giác.
  3. Nỗi sợ luôn hiện hữu với tất cả không chỉ riêng bạn, lựa chọn vượt qua những nỗi sợ đó là bản lĩnh.
  4. The power of choice. Đó gần như là những quyền năng mạnh mẽ nhất bạn có. Hãy hứng thú với việc ra quyết định, hứng thú với việc đối mặt với những nỗi sợ, và thậm chí chúc mừng bản thân mỗi khi mình lựa chọn những khó.
Tags:
Zalo
Messenger
Form liên hệ

Đăng ký nhận tư vấn

    Vui lòng để lại thông tin để Nasao trực tiếp tư vấn cho bạn.