Chương 6: Chỉ số hành động

Có nhiều người đi học tư duy hội thảo về cho vui sao ấy, cứ thấy hay hay thế thôi nhưng nhất quyết không làm.

Mua đống sách nhưng không đọc, đọc nhưng không áp dụng, cmt ở stt thì hăng và tích cực nhưng lười như hủi ấy, học chẳng học chỉ thích hô hào. Kết quả chẳng thấy đâu.

Đó là lý do mình dù nói giỏi nhưng sẽ luôn đi cùng với những kết quả của mình, mình động lực người khác học tiếng Anh, kết quả của mình đâu? TOEIC 930. Mình dạy người khác phải kiên trì, mình thi TOEIC 11 lần, mình dạy người khác bán hàng, mình là best seller của Nasao doanh số top.

Có rất nhiều người thuộc top NATO -No action-talk only.

Để có thể lead được người khác, bạn phải là người làm được cái đó rồi, nên có thể sau này mình không dạy tiếng Anh nhiều, nhưng mình vẫn phải học, sẽ vô cùng vô lý nếu cứ đòi học sinh mà mình lười như hủi. Mình còn được dạy là bất kì đức tính xấu nào của học sinh nó cũng phải ánh một cộng hưởng gì đó bên trong mình. Mình là người cần phải xem lại đầu tiên khi có một biểu hiện nào lạ của nhân viên hay học sinh.

Nhân viên là phải chiếu của lãnh đạo.

Học sinh là phản chiếu của giáo viên.

Thấy hay làm ngay, thấy ngu làm ngược lại.

Nếu thấy gì có thể làm ngay mình sẽ làm luôn, để đỡ phải suy nghĩ thêm. Đi học thấy gì hay ho mình sẽ lệnh cho cấp dưới làm luôn. Triệt để, thay đổi nhanh kết quả nhanh.

Ai đó đã nói với mình, thay đổi người khác khó lắm, chúng ta chỉ thay đổi hành vi của mình mà thôi. Nếu muốn nhân viên đúng giờ, mình cần đúng giờ đầu tiên.

Hãy làm luôn những gì có thể làm luôn.

Chính sách học phí có thể thay thế luôn.

Đổi giáo viên có thể thay thế luôn.

Đóng cơ sở nào đó vì không hiệu quả làm luôn.

Cảm thấy hợp đồng này quá là nên kí, nhắn tin xin kí luôn.

Khóa học kia chắc chắn phải học, đăng kí chuyển khoản luôn.

Cần phải xin lỗi mẹ vì điều gì đó gọi luôn để hoàn thành không phải nghĩ gì nữa.

Cần phải giúp đỡ bạn học sinh nào đó không thì không ăn không ngủ được bảo nhân viên gọi bạn ấy luôn.

Cần đi làm thẻ visa để chạy quảng cáo làm luôn và có deadline 2 tuần phải có.

Mỗi sáng mai thức dậy việc đầu tiên của mình là liệt kê các công việc cần làm:

  1. Tuyển sinh đủ
  2. Thu học phí.
  3. Phỏng vấn bạn A trong đội
  4. Feedback cho lớp
  5. Xếp lớp cho học viên đang chờ lớp.
  6. Đi khám da liễu.
  7. Làm hai test nghe

 

Đó chỉ là minh họa thôi, chỉ số hành động là năng lực thực thi, là từ lý thuyết tới thực tiễn.

Vì sao chỉ số hành động của bạn thấp:

  1. Bạn sợ hậu quả khi làm.
  2. Bạn luôn cảm thấy có thể làm nó sau.
  3. Bạn không hiểu được sự hủy diệt của sự trì hoãn đối với cuộc đời của bạn.
  4. Bạn đóng vai nạn nhân là bạn không đủ nguồn lực, không đủ tiền, không đủ kiến thức không đủ thời gian.
  5. Bạn nghĩ người ta làm được vì người ta có cái gì đó còn bạn thì không.
  6. Bạn nghĩ hoàn cảnh gia đình bạn đặc biệt. (có gia đình nào giống nhau đâu nhỉ).
  7. Bạn nghĩ đợi nhân viên nó cứng lên đã.
  8. Bạn nghĩ thôi đợi mình học ổn trên trường đã (úi giời bao giờ ổn, tại sao phải ổn, làm đi thì nó ổn hay delay thì nó ổn).
  9. Đợi kinh tế nhà mình qua đoạn khó khăn.

Tóm lại, con người ta luôn dễ dàng để tìm ra được quá nhiều lý do để trì hoãn một việc gì đó, và cuối cùng chẳng được cái gì hoàn thành, rồi lại còn mất thêm chi phí tâm lý nghĩ ngợi về nó nữa.

Cảm giác hoàn thành rất sung sướng.

Cảm giác xong rất nhẹ gánh vì không phải nghĩ đến nữa.

Cảm giác làm được nhiều việc có một ngày làm việc hiệu quả.

Lười con người nó hèn ra.

Trì hoãn thành mình chỉ có thể ngồi ngưỡng mộ những cái thứ người khác có mà thôi.

Có những người mình chán bản thân vãi nếu mình cả ngày không có một productive day.

Đến lúc nào đó bạn sẽ thấy, ui lao động đúng thực sự vinh quang.

Đến lúc nào đó bạn sẽ nhận ra, đợi đủ đợi đúng thời điểm mới làm thì cơ hội đó chẳng còn là cơ hội nữa và nhẽ ra mình như này như kia rồi.

Cứ sợ nọ sợ kia, thì kết quả chẳng có chỉ còn lại nỗi sợ.

Đa số chúng ta làm điều gì hay không làm điều gì đó vì nỗi sợ.

Người thành công họ hiểu nỗi sợ luôn hiện hữu và họ chiến thắng nỗi sợ.

Đa số chúng ta toàn dọa ma chính mình nỗi sợ không có thật.

Thấy gì hay làm luôn.

Thấy gì có thể làm ngay để không mất chi phí tâm lý làm luôn.

Biết mà không làm giống học đại học xong về đi cày ấy.

Sách không đọc thì thành giấy lộn.

Biết không làm thì là tiến sĩ giấy.

Quá nhiều lần biết không làm thì gia nhập dân tộc NATO.

Biểu hiện rõ rệt nhất của sinh viên về chỉ số hành động thấp:

  1. Biết tiếng Anh quan trọng nhưng toàn trì hoãn sang năm sau, sau sảu sàu sau, now or never.
  2. Biết muốn thuyết trình tự tin thì phải đứng lên nói, nhưng đến giờ thảo luận được giao nhiệm vụ thì từ chối.
  3. Biết cần phải đến vùng không thoải mái để vượt qua giới hạn của bản thân nhưng bạn mời đi hội thảo thì tìm đủ lý do.
  4. Biết cần đọc sách nhiều lướt TikTok ít thôi nhưng cả 4 năm chẳng đọc nổi một cuối sách hoặc một stt ý nghĩa tử tế.
  5. Biết cần phải học cách “say no” với những cái quan trọng nhưng mà cả năm cũng phải đi tới 10 bữa tiệc vì nể vì xã giao, ít value.

Tất cả những người giỏi đề là những nhà lãnh đạo

Điều này có vẻ hơi mới mẻ với tuổi sinh viên.

Nhưng không có nghĩa là tới lúc ra trường bạn mới chú ý tới kĩ năng này.

Sau đi làm, thăng chức nghĩa là bạn quản lý một nhóm người ở dưới.

Thực tế người giỏi là người biết giao việc cho người khách để giải phóng chính mình.

Vừa tạo được vai trò và việc làm cho người khác có thu nhập, vừa phát huy được một trong những kĩ năng quan trọng nhất của người thành công giàu có.

Nếu bạn đang là học sinh, hãy quản lý lớp của bạn đi lên.

Nếu bạn đi làm, hãy giúp đỡ đồng nghiệp của bạn cái bạn giỏi, giúp đỡ Boss của bạn những cái mà bạn có thể thay thế Boss. Đó là cách nhanh nhất để khẳng định vai trò của mình.

Nếu bạn hiểu về tầm quan trọng và sức mạnh của lãnh đạo trong mọi khía cạnh, bạn sẽ không phải làm mãi một việc gì đó quá lâu.

Luôn có người dưới sẵn sàng làm những việc bạn đang làm và họ biết ơn vì bạn để cho họ có cơ hội được thể hiện bản thân mình.

Lãnh đạo là tạo gương, là bán việc, là dẫn dắt đội nhóm để mục tiêu cá nhân được đạt được và mục tiêu tổ chức đạt được.

Thực ra mục tiêu của tổ chức với mục tiêu cá nhân sẽ cùng nhau dưới sự lãnh đạo của một nhà lãnh đạo giỏi.

Tưởng tượng bạn là nhân viên sale.

Để lên được trưởng phòng sale bạn cần top doanh số trong nhiều tháng nhiều năm liền.

Để vận hành phòng sale cỡ 20 người đó, bạn cần biết giao việc cho người dưới phân KPI cho từng thành viên, giao quyền cho người giỏi, dẫn dắt người còn non việc. Nếu bạn giỏi lãnh đạo, một mình đệ của bạn thôi họ sẽ có thể hoàn thành mục tiêu.

Kĩ năng và trình độ của họ sẽ tăng lên theo thời gian nhờ sự lãnh đạo của bạn.

Họ muốn ở trong đội nhóm của bạn, bạn vừa có quân để chiến đấu, bạn còn được họ biết ơn. Chỉ có kĩ năng lãnh đạo mới giúp bạn đạt một lúc nhiều mục tiêu như vậy.

Hãy nhớ, giỏi gì hãy dạy lại cho người khác, đó là cách nhanh nhất để giải phóng thời gian của bạn thân.

Hãy giúp đỡ những ai cần sự giúp đỡ của bạn, ít nhất bạn được họ cho bạn quyền được dẫn dắt họ.

Đây là khoảng cách giữa các kĩ sư giỏi và những người giàu có.

Kĩ sư có thể chuyên môn còn hơn Boss nhưng Boss hiểu và làm lãnh đạo tốt còn kĩ sư họ nghĩ họ giỏi lương họ cao, Boss phải trả công cao cho họ, họ nghĩ chuyên môn giỏi là đủ. Không đúng, chuyên môn giỏi nhưng không biết bán việc thì bạn mãi mãi làm việc đó lặp đi lặp lại, không làm thì không ai làm thay cả. Bạn nghĩ việc đó khó, siêu phàm mỗi bạn làm thôi, bạn bị cảm giác “tầm quan trọng” của bạn thân đánh lừa. Rồi cuối cùng chôn chân mình mãi ở đó. Bạn giỏi nhưng chỉ giỏi trong cái giếng của bạn mà thôi.

Đây có lẽ là điều ít người nói.

Điều đáng buồn là ngoài kia người ta có tâm lý giấu nghề. Sợ người khác ăn cắp chất xám của mình.

Xã hội này chất xám dễ bị copy lắm, chỉ có một loại chất xám rất khó bị copy đó là chất xám luôn luôn thay đổi. Khi đối thủ ăn cắp chất xám của bạn thì bạn đã cách xa họ rất nhiều rồi. Họ có thể ăn cắp tài năng X của bạn, nhưng mà năng lực lãnh đạo thì không.

Năng lực của một con người đừng nên giới hạn ở một tài năng nào đó.

Cũng cùng hai người kĩ sư trình độ như nhau, nhưng nếu một ông có thêm kĩ năng bán hàng thôi là khác rồi, hoặc lại có thêm cả lãnh đạo nữa, copy làm sao được khi người ta luôn tốt lên từng giây.

Con người dễ bị tự sướng với cảm giác: “chỉ tao làm được việc đó thôi làm sao có ai làm được nữa trong cái công ty đó đâu”. – thỏa mãn nhu cầu thể hiện cái tôi của mình.

Nhưng ở một góc cạnh khác, một việc nào đó mà không ai có thể thay thế được có khi nó chính là điểm mù của doanh nghiệp, lỡ có chuyện gì xảy ra với “nhân vật quan trọng tối cao kia” thì công ty lấy ai thay thế.

Trước đây mình từng có thời chìm vào giai đoạn tư tưởng đó.

Nghĩ không có mình Nasao không vận hành nổi.

Nhưng sau này mới biết đó là ếch ngồi đáy giếng.

Mình bàn giao lại hết.

Mỗi công việc sau khi mình đã làm tốt. Câu hỏi quan trọng nhất mình hay đưa ra là: “ai trong cái công ty này có thể thay tôi làm việc này?” Họ thay mình được họ có thể thu nhập, mình có thời gian cho những nấc thang mới, làm mãi một việc sao cái đầu nó mở ra được. và chỉ mất tầm 2, 3 tháng mình bàn giao lại hết từ sale tới đào tạo, trắng tay luôn không bị dính vào doanh nghiệp nữa. Nếu có dạy đó là mình muốn vậy chứ không có việc gì mà không thể ai thay thế được.

Mình luôn biết được mình luôn có một cái giếng của riêng mình, cứ mãi làm việc đó ở chân trời đó bao giờ cho nó mở rộng được tầm nhìn của mình. Mình lao đi học kĩ năng mới, trở nên thông minh hơn, về chia sẻ lại và trở nên thành thạo và cứ thế hệ thống giá trị của mình nhiều hơn, cho được khách hàng nhiều hơn không chỉ chuyên môn chính là tiếng Anh nữa. Add more value chính là một trong những chiến lược để phát triển bền vững doanh nghiệp.

Luôn đi học và về nhà chia sẻ lại ngay tức khắc rồi tự mình là bậc thầy của lĩnh vực đó.

Yêu cầu nhận sự học cover lại và đào tạo chéo cho anh em cấp dưới.

Rồi chỉ thị người làm thay mình việc đó, mình chỉ mất nửa năm hoặc thậm chí 3 tháng để học thêm một kiến thức mới mà thôi.

Nếu bạn không muốn cả đời chỉ làm một việc thì cách thức duy nhất của bạn là phát triển năng lực lãnh đạo, giao quyền, hiểu về “bán việc”.

Cuộc đời còn vô vàn những kĩ năng, kiến thức khác lý thú hơn rất nhiều. Đừng giới hạn mình trong cái giếng của mình quá lâu.

Đừng sợ ai đó giỏi hơn mình.

Chỉ có người kém cỏi, hạn hẹp mới luôn sợ người khác hơn mình.

Còn kẻ mạnh, họ hiểu được họ luôn khác đi theo năm tháng, có copy họ thì theo năm tháng họ cũng khác rồi, mở tâm dạy lại cho người khác, vừa có thêm đồng đội, có niềm tin từ người khác, có niềm tự động lực cho bản thân vì đó mới thực sự là hảo tâm.

Người ta có thể copy mọi thứ bạn giỏi.

Nhưng họ khó mà copy được lòng trắc ẩn, sự vô tư, và cái tâm trong sáng luôn muốn người khác tốt hơn cả chính mình, và nhân quả lại rất mạnh chỗ này, ai đó liên tục cho đi, liên tục hảo tâm với kiến thức của mình cho người khác, họ luôn có nhiều hướng đi và lối thoát, vì tâm mở duyên khởi, vì vũ trụ này vận hành theo quy luật, bạn sẽ có thực sự những cái bạn đã cho đi, khi bạn chuyển giao giá trị cho người khác cũng là lúc bản thân bạn ở một level mới.

Tóm lại:

  1. Muốn giỏi nhiều cái phải giải phóng được thời gian.
  2. Để giải phóng được thời gian phải biết giao việc, đào tạo chéo.
  3. Người giàu bán việc, người nghèo mua việc, nhưng trước khi bán phải giỏi việc đó đã.
  4. Luôn sẵn lòng trao kiến thức cho người khác không sợ họ copy của mình.
  5. Giúp đỡ ai yếu hơn mình cái mình mạnh.
  6. Làm thay người giỏi hơn mình những cái mình có thể.
  7. Tôi có thể làm thay Boss tôi việc gì.
Tags:
Zalo
Messenger
Form liên hệ

Đăng ký nhận tư vấn

    Vui lòng để lại thông tin để Nasao trực tiếp tư vấn cho bạn.