Có rất nhiều bạn học giỏi nhưng rất ích kỉ, có đề cương mà cứ giấu khư khư như mèo dấu … ấy. Ghét thế!
Có nhiều đứa nó biết tài liệu học ở đâu nhưng hỏi nó cứ giấu, xấu tính thấy mồ. Những đứa đó sau này mình không thấy thành công, học như trâu húc mả nhưng không may mắn, vì bản chất ích kỉ mà không sẵn sàng chia sẻ. Nó có phải trong phòng thi đâu. Nó còn ở trong cả cuộc sống nữa. Cuộc sống này chỉ tốt đẹp hơn khi mọi người chủ động giúp đỡ lẫn nhau thôi.
Nếu mình có được đề cương hoặc tài liệu của môn bất kì, mình sẽ chụp ảnh lại và gửi lên nhóm lớp cho các bạn. Và mình cũng hiểu được, khi mình cho đi mình sẽ nhận lại, có các bạn khác biết hơn sẽ bổ sung cho mình, và đề cương của mình ngày càng đầy đủ và hoàn thiện hơn. Hoặc nếu đề cương có sai lệch thì mình cũng biết mà liệu.
Rồi chỗ nào không hiểu, mình chỉ chụp ảnh lên hỏi cả lớp, hoặc các bạn học giỏi. Mình nhớ là mình học khá giỏi các môn toán, nên bất kì ai cần mình giải đáp gì mình cũng luôn sẵn lòng dành cả buổi chiều thậm chí bạn ấy xa quá không tới nhà mình được mình cũng đích thân tới tận trường để chia sẻ cho bạn, thế rồi lên đến trường, gặp nhau mới biết là nhiều người đã có đề cương môn mà mình chưa có. Đó, cho đi là nhận lại mà. Cuộc sống, nếu mọi người chia sẻ với nhau, thì mọi thứ sẽ tươi đẹp hơn. Cũng không phải lúc vào mình cũng hiểu đúng vấn đề của bài học, cũng từ những quan điểm mà chia sẻ với nhau tụi mình với hiểu hơn và mới chiến thắng môn học đó. Tư tưởng win-win này nó đúng cả với việc đi làm ở công ty sau này của mình. Mình đã áp dụng nó và thành công. Xin kể thêm chút. Mình đi học tiếng Anh từ con số 0. Và khi mình học khá hơn chút và vững hơn, mình xin đi trợ giảng không lương cho các bạn lớp dưới, để một phần được ôn lại kiến thức, phần nữa mình cũng hiểu bản chất vấn đề hơn. Một thầy giáo trung quốc mà mình ngưỡng mộ ông ấy có nói rằng: Cách tốt nhất để học đó là dạy lại cho người khác. Nghe thì có vẻ hoang đường, ngu thì dạy ai, nhưng mà đâu phải áp lực gì, chỉ cần mình đọc vấn đề trước mình hiểu trước thì mình nói lại thôi, đây là trao đổi mà. Và cũng chính tư duy này khiến mình áp dụng cho việc học tiếng Anh và thành công hơn mong đợi. Không phải học một nhồi nhét. Khi mình giúp đỡ người khác mình nghiễm nhiên được luật nhân quả phù hộ. Tin thế nhé!
Mình hay hỏi các anh chị khóa trên về đề thi năm trước, lên diễn đàn của trường tìm review đề mọi năm và tập hợp lại thành bản word rồi gửi lên nhóm lớp. Đấy trái tim phải nhân hậu như thế nhé các bạn thì mới được phật độ được. Có nhiều bạn của mình, học giỏi môn gì, thì toàn giấu khư khư ấy, ai hỏi cũng giả vờ không biết gì, một phần người ta không thích khoe giỏi, phần nữa người ta sợ bạn không chủ động trong việc học, họ cũng có những lý do chính đáng của họ. Nhưng có những lý do tốt đẹp hơn để làm những điều đó. Có đôi khi chỉ cần bạn nhân từ chỉ bài cho bạn, bạn ấy sẽ biết ơn và có hứng học môn đó hơn cả cô giáo đấy. Khi mà đi học ,thì mình không hay ghi chép lắm, mình không hiểu sao mình không chép kịp, nên mình có mẹo khôn vặt tí, là sẽ mượn vở bạn photo, tất nhiên mình không tự biến mình thành kẻ ích kỉ trong mắt bạn bè của mình, mà trước khi nhờ vả mọi người gì đó, mình cũng sẽ chủ động giúp họ trước. Ví dụ lớp mình có một bạn tên Ngọc, bạn ấy học rất giỏi (chăm) các môn xã hội và lý thuyết, ghi chép siêu đầy đủ, nhưng toán thì học không giỏi lắm, khi muốn mượn vở các môn lý thuyết của bạn ấy mình sẽ chủ động gửi đề cương môn toán, và gợi mở ý muốn giúp bạn ấy được điểm B môn toán, vì mình cũng không phải đứa học kém, nên họ không nghĩ mình có thủ đoạn gì, xong rồi sau khi giúp bạn, mình cũng nói luôn vấn đề mình đang gặp, mình muốn mượn vở bạn ấy photo thế là bạn ấy cho mình cả quyển cứng luôn. Đó cũng là quy luật give -gain trong cuộc sống bình thường thôi. Nhưng nếu chúng ta khéo léo cuộc sống sẽ có nhiều niềm vui hơn phải không.
Sau này đi làm cũng thế, nhiều anh chị đồng nghiệp kém tiếng Anh, mình cũng luôn chủ đông chia sẻ, và ngay cả khi mình đang viết cuốn sách này, cũng là tinh thần muốn chia sẻ đôi điều mình biết cho mọi người, dù mình làm tiếng Anh nhưng không phải mọi thông điệp chuyển tới khách hàng đều là quảng cáo trung tâm. Mình viết sách về những điều sinh viên bỏ lỡ, chẳng quảng cáo gì trung tâm của mình cả, cũng không khoe khoang giới thiệu khóa học gì hết, nhưng vì mình luôn đặt trọng tâm vấn đề của học viên lên đầu, nên rồi cuốn sách đó đánh đúng tâm can của họ, họ hiểu ra được vấn đề gì đó, rồi họ nhớ tới mình, kết bạn với mình, đi học thử với mình rồi nghe mình chia sẻ, 90% học viên của 2019 Nasao đến từ cuốn sách đó. Một cuốn sách không hề lăng xê quảng cáo trung tâm và quảng cáo mình, nhưng tự nó để thuyết phục nhiều bạn học viên của mình lựa chọn mình. Cuốn sách thứ hai này cũng vậy, mình cũng không nói gì tới tiếng Anh cả, mình cũng không quảng cáo trung tâm, không viết sách để khoe khoang thành tích của mình, vì đó không còn là thứ mình tự hào nhiều nữa, mình viết vì mình muốn các bạn sinh viên nông nghiệp kể cả người nhận sách không đi học với mình, học ở trung tâm khác, cũng hiểu được một chút quan điểm của mình, có được vài chiến thuật cho việc học từ một người cũng được coi như có chút thành tựu trong việc học. Nó không đúng với tất cả nhưng ít nhất nó là điều không hại tới ai. Ai khôn ngoan chọn lọc và học hỏi thôi.
Thầy giáo dạy kinh doanh của mình là người đã khắc sâu trong mình quan điểm này. Hãy bắt đầu từ vấn đề của khách hàng chứ không phải những gì mình có. Nếu suốt ngày quảng cáo Nasao sẽ không ai thích Nasao nữa.
People don’t care how much you know. People know how much you care.
Mọi người chẳng quan tâm bạn giỏi thế nào, mọi người chỉ biết bạn quan tâm họ nhiều thế nào.
Sau này làm kinh doanh hay bất kì điều gì, đừng bắt đầu từ những gì bạn có, hãy bắt đầu từ điều người khác muốn.
trích sách: “Phương Pháp học Đaị Học”