Chương 3: Bạn không thể vô địch cuộc thi nếu bạn không hiểu luật chơi của nó  

Bạn không thể vô địch cuộc thi nếu bạn không hiểu luật chơi của nó  

Không có kế hoạch, không tính toán, không tìm hiểu sự khác biệt giữa cấp 3 và đại học cho tới khi mọi thứ quá muộn.

Nhận được thời khóa biểu thì ta cứ đi học thôi, không biết môn đó bao nhiêu tín, hình thức thi là gì, có nhiều bạn tới lúc hết kì một rồi vẫn chưa hiểu cách tính điểm theo hệ tín chỉ như thế nào, nó chẳng còn điểm thang 10 như xưa, nó tính theo hệ A B C D như thế nào.

Nguyên tắc: khi chúng ta không hiểu luật chơi chúng ta không thể trở thành người chiến thắng.

Có những bạn học rất chăm nhưng vì chăm sai chỗ, chăm lên tận 8.4 hoặc chăm tới 6.9 thì lúc đó mới ngã ngữa ra. Không biết cách tính điểm, không biết rõ  nếu mình muốn được A  được B mình cần bao nhiêu điểm chuyên cần, bao nhiêu giữa kì, bao nhiêu cuối kì. Vì bạn cũng không hiểu rõ bản chất giữa 8.4 và 8.5 nên bạn cũng không coi trọng 1 điểm chuyên cần. Vì bạn cũng không coi trọng 1 điểm thực hành trong giờ thảo luận. Nói đến đây lại có người chép miệng nói rằng: ui học thì học thôi, tính toán gì chi li thế, đây không phải chi li bạn ạ, đây là sự tính toán thông minh, cuộc sống sau này của bạn cũng vậy, chỉ cần sự sai số 0,1 thôi là cũng kẻ trên người dưới rồi ^^. Thiếu 0.1 điểu đủ để bạn trượt đại học mà.

Bạn không hiểu hình thức thi của môn đó, chẳng biết nó tự luận hay trắc nghiệm hay vấn đáp, và đương nhiên bạn cũng không quan tâm xem các dạng câu hỏi cùng với hình thức thi cụ thể như thế nào, và kể cả bạn có rất hiểu bài, bạn cũng không thể chiến thắng trong bài thi đó được. Để đạt được điểm cao bất kì bài thi gì, trước hết bạn phải hiểu luật chơi. Đừng đâm đầu vào đọc sách giáo khoa hoặc học slide nữa. Học một thông tin nhưng lúc thi họ lại hỏi theo kiểu chứng minh, bạn không hình dung được cách làm, nguyên lúng túng xem nên viết như thế nào đã là mất 1/3 thời gian bài thi rồi.

 

 

Ví dụ như này cho dễ hiểu nhé, mình sẽ nói ra cách mình học một kì như thế nào cho bạn, bạn đọc vào bạn sẽ hiểu thôi

Bước 1: Hiểu về luật tính điểm theo hệ tín chỉ.

Điểm số

Điểm chữ

8.5-10

A

8.0-8.4

B+

7.0-7.9

B

6.5-6.9

C+

5.5 -6.4

C

5.0 -5.4

D+

4.0-4.9

D

<4.0

F

 

Kì 1 năm nhất mình học có 18 tín.

Môn

Số tín chỉ

1.      Kinh tế vĩ mô

3

2.      Toán cao cấp

3

3.      Pháp luật đại cương

3

4.      Tin học đại cương

3

5.      Kinh tế thương mại

2

6.      Tiếng Anh 1

2

7.      Tiếng Pháp

1

8.      Các nước Asian

1

Bảng 1

Bước 2 : Nắm rõ mục tiêu và đặc tính của đối tượng.  

Why: Chúng ta cần biết rõ môn đó bao nhiêu tín để đặt trọng tâm cho đúng. Ví dụ môn toán cao cấp, rất dễ, bạn học hiểu, 3 tín, ok cố gắng môn đó ít nhất B. Ôi môn tiếng Pháp khó quá má ơi, nhưng có một tín thôi mà, C cũng được không sao. Dán cái này chỗ bàn học nhé, để mỗi khi học còn nhớ được trọng số từng môn, môn nào mình đang kém còn đặt trọng tâm vào nó.

Bước 3: Chúng ta cần biết luật chơi trước thi tham dự.

Hỏi cô giáo và anh chị khóa trên về hình thức thi.

Why: Không ai dâng tận miệng những điều em cần, chúng ta chỉ có được câu trả lời khi chúng ta có một câu hỏi, cuối giờ buổi học đầu tiên mình lên gặp giảng viên và hỏi, cô ơi cho em hỏi môn này thi theo hình thức nào, tự luận hay trắc nghiệm, có cô giáo khó tính họ không nói cơ, thì mình nhắn tin trên forum của trường, hỏi chị khóa trên cùng khoa với mình.

Còn các bạn?

Đến ngày thi tới nơi bạn chẳng biết môn đó đề cương như thế nào?

Cũng không biết môn đó là thầy cô nào chấm, giáo viên dạy mình chấm hay giáo viên khoa đó chấm, vì như mình được biết là mỗi thầy cô có phong cách giảng khác nhau, và thậm chí yêu cầu học sinh trình bày theo ý mình. Mình nhớ có môn kinh tế vĩ mô của mình, nhưng lớp mình cô giáo yêu cầu trình bày theo thứ tự khác lớp bên cạnh. Thế mà đi mua đề cương thì theo đề cương lại hơi khác với cách cô giáo mình trình bày, có lẽ bạn làm đề cương là học sinh của thầy lớp bên cạnh. Nên cần có sự phù hợp ở đây. Các bạn hiểu ý mình chứ?

 

Nếu là tự luận mà lại lý thuyết, thôi xác định là phải học thuộc lòng, và khó được A lắm, vì đi thi lý thuyết mà được 9 mình cũng thấy gian nan hơn các môn tính toán. Học lý thuyết thì lúc ôn, mình sẽ tìm một đứa bạn cùng mục tiêu với mình( thật ra đến kì thứ 2,3 mình mới phát hiện ra cách học này là rất hiệu quả chứ kì 1 chưa biết vẫn âm thầm một mình chiến đấu).

Bước 4: Xử lý các môn kém.

Tại sao các môn học thuộc lý thuyết lại nên học cùng bạn lại hiệu quả.

-Lý thuyết khó học lắm, phải học theo ý, khi bạn học cùng bạn, thì cũng như kiểu bạn đã được thi vấn đáp một lần rồi ấy, bạn sẽ nhớ 5,6 ý chính thôi còn đâu chém gió ra, tin mình đi, mình có một câu chuyện không bao giờ quên về cách học này nó giúp mình.

Câu chuyện:

 Kì đó mình học môn rất khó mà lại còn thi lý thuyết, nếu chỉ được B thì mình sẽ mất học bổng, mình là đứa luôn theo dõi những đứa đối thủ của mình xem mạnh yếu thế nào, mà môn đó nếu không được 9 điểm thi học kì thì mình không được A và mất học bổng thì chắc cũng không có mác ngồi đây chém gió với các bạn. Và cho tới tận ngày thi, mình cũng không thực sự chắc chắn về việc làm bài hôm nay, dù đề cương là có sẵn, và mình cũng đã học rồi, nhưng mình cũng không chắc chắn mình có nhớ hết không. Hôm đó, chiều tầm 3h25 là thi, mình thế nào vớ được con bạn cũng tên Linh như mình cùng lớp, mình bảo, mày ngồi đây, tao mày ôn lại tí, hôm đó có 30 câu thôi, và đúng là may mắn đã mỉm cười với mình, mình còn khoảng 7,8 câu gì đó chưa chắc lắm, và lúc đó mình vô cùng nhanh trí, mình hỏi vấn đáp con bạn mình ngay chỗ ghế đá của trường, mình hỏi nhưng không phải với tinh thần mày nói cho tao, mà hỏi với tinh thần vấn đáp con bạn ra vẻ là mình thuộc rồi còn nó thì chưa thuộc, nghĩ lại tội nghiệp nó quá, mình lên lớp nó như cô giáo thật vây, thế là bao nhiêu phần mình chưa nhớ nó nói hết ra cho mình, và các bạn biết rồi đó, lúc mà nó nói thì mình cầm cuốn giải của đề cương để theo dõi xem nó nói đúng hay sai, và mình chấm luôn ý  cho nó, thế nào mà mình thấy mình nhớ hết. Sau này nghiên cứu sâu hơn mình mới hiểu, khi chúng ta dạy lại cho người khác, chúng ta sẽ tiếp thu được 90%. Và rồi may mắn đã mỉm cười với mình, chiều thi, đề của mình vào đúng cái câu mà mình chưa thuộc nhất nhưng mình đã hỏi con bạn của mình và đã được “thi thử” lúc trước giờ thi. Rồi nào, vào mình chém tả tơi luôn, chém những ý con bạn mình nó nói, đề cương thì giống nhau rồi, nhưng hiểu theo ý nào lại tùy thuộc vào mỗi sinh viên, mình nghe nó nói cộng với ý tưởng của mình nữa, nên là lại càng phong phú và hiểu thực sự vấn đề hơn. Eo ơi cái cô giáo môn đó khó tính lại còn menly như đàn ông, làm thì làm thế thôi chứ không dám tin được 9 điểm. Ngay cái lúc trong phòng thi, mình đã cảm thấy biết ơn mình, biết ơn  bạn mình cho lúc “ hội ý” lúc nãy rồi. Và rồi kết quả thế nào mình cũng không hối hận. Kệ nó đến ngày biết điểm vì mình đã được làm hết sức, có cầm đề cương lời giải trên tay mình cũng chỉ có thể làm được thế thôi. Bạn biết mình được mất điểm không? 9 ạ và đương nhiên rồi, điểm A và học bổng kì đó. Nhưng cái khiến mình vui nhất không chỉ là điểm A mà mình đã tìm ra được một phương pháp học hiểu quả cho những môn học thuộc lòng mà hôm nay mình đang tự tin ngồi đây chia sẻ với các bạn. Từ kì sau đó, mình luôn áp dụng phương pháp đó, mình đi làm gia sư hai lớp, còn tham gia các hoạt động buổi tối, đi làm thêm đi học hộ nhưng mình không bao giờ trượt học bổng. Nên bạn đừng nghĩ là cứ chăm là có kết quả. Phải học thông minh chứ đừng mỗi lao động chăm chỉ ngu ngốc, ngồi ở nhà quấn chăn cả sáng không học được câu nào nản quá bỏ hết luôn quá má ơi!

Bài học chân lý:

Cho đi là con mãi, khi học cùng với bạn, bạn giúp bạn mình là giúp mình. Có quy luật cả, đó là quy luật give-gain.

-I can’t but we can.

– OPR: other people resource: hãy xử dụng nguồn lực của người khác, chất xám của người khác, Rất nhiều nội dung trong bài 9 điểm kia là của bạn mình, mình chỉ xào nấu lại thôi. Phải “đốm lưỡi thế” mới có điểm siêu to khổng lồ được.

Zalo
Messenger
Form liên hệ

Đăng ký nhận tư vấn

    Vui lòng để lại thông tin để Nasao trực tiếp tư vấn cho bạn.