Sai lầm số 7: Trung thực chưa chắc đã thành công. Nhưng không thành thật thì chắc chắn thất bại
Không biết các bạn có hiểu ý mình định truyền đạt khi mới đọc xong cái tiêu đề. Bí mật thành công của mình trong 8 kì học được học bổng là gì? Mình không bao giờ mang tài liệu hoặc phao vào phòng thi.
Lý do:
- Mang vào sẽ có tâm lý xem xét tình hình xem có được quay copy không và vô hình chung mình đi thi với tâm lý của một tội phạm. Và khi đó, tâm lý không ổn định, nhìn ngang nhìn dọc. Và nguyên lý ở đây là “Cảm xúc đi lên lý chí đi xuống”. Có khi không mang tài liệu vào bạn lại có tâm lý thoải mái tự tin không phải lo ai nhắc bài hoặc phát hiện, bạn làm bài tự tin, tự đâu chữ nó tuôn ra. Còn đã mang vào, một là mất công giấu tài liệu, ngó nghiêng xem thiên hạ có đứa nào giở được không. Có đôi khi nhớ bài rồi nhưng mà nghĩ là có tài liệu nên muốn chắc chắn. Đen thôi đỏ quên đi, cô giáo phát hiện thì lúc đó lại đổ cho đen. Mà rõ ràng là bạn có học bài ở nhà rồi, đúng ra là được 7 điểm xong lại về 0.
- Khi bạn mang tài liệu vào phòng. Nếu có dở được, lối viết của bạn sẽ bị đảo lộn và xung đội giữa hai đối tượng nội dung, một là lối văn của bạn, hai là lối văn trong phao. Lúc đó bạn có hiểu sự không logic, và thầy cô là thầy cô của bạn, họ thông minh lắm, họ đọc bài họ biết ai chép bài, họ biết ai tự tư duy, thầy cô luôn hiểu học sinh chẳng hoàn hảo, bạn càng cố gắng hoàn hảo càng lộ, thay vào đó hãy sống là chính mình, hiểu đến đâu diễn đạt tới đó, gì thì gì, sự nỗ lực luôn dễ được nhìn thấy. Đó là lý do có nhiều trường hợp, bạn làm bài bằng phao, nghe có vẻ đầy đủ, còn đứa bên cạnh viết thiếu ý nhưng sau điểm nó lại khá hơn bạn.
Cái này nó còn ảnh hưởng xấu tới cuộc sống của bạn nữa. Nói trong góc độ phòng thi, khi mà bạn còn cứ phụ thuộc vào phao, nghĩa là bạn cũng chẳng chủ động mà đặt bút, lại cứ đòi nhớ đúng y hệt như trong phao thì mới viết được. Bạn chỉ là máy copy mà thôi. Nước Mỹ, đất nước phát triển nhất thế giới, thứ mà họ tôn trọng nhất chính là sự khác biệt. Bạn có thể không hoàn hảo, nhưng bạn phải khác biệt và không giống ai. Hi vọng bạn hiểu ý mình.
Sau này cuộc sống, hãy tự xây dựng cuộc đời của mình theo bản vẻ của mình, dệt lên bức tranh riêng, đừng sao chép.
Để mình kể bạn một câu chuyện…
Mình có một đứa bạn, nó là “vua quay copy” nó có đủ chiêu trò ngoạn mục nhất để quay cóp mà không bị phát hiện ngay cả khi giám thị vô cùng tinh vi. Và tất nhiên bạn ấy được điểm cao rồi. Nhưng rồi cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra. Trong mắt các bạn bè trong lớp, bạn ấy được học bổng, nhưng mọi người không thừa nhận năng lực của bạn ấy. Dù là minh tinh điểm cao cũng một phần từ năng lực người ấy nữa, nhưng vì chúng ta đã lừa dối một lần thì mọi lần sau mọi người có cớ để phủ nhận và không tin mình mà. Bạn ấy được học bổng nhưng không dám nói với mọi người, chẳng dám hãnh diện. Dù có những môn mình tin bạn ấy học thực sư. Tại sao phải thế nhỉ? Rồi sau này đi làm, liệu bạn ấy có trung thực không? Có ăn cắp tiền công ty không? Có một lòng một dạ với tổ chức không? Rồi có nói xấu người khác không. Vì tính cách hình thành số phận. Mình không chắc sự thành thật sẽ được ghi nhận, nhưng sự dối trá thì chắc chắn bị phát hiện. Sự thành thật phải là cả một quá trình, sự dối trá chỉ cần một vết thôi, cả thế giới sẽ quay lưng với bạn.
Tóm lại:
Bạn không kém cỏi tới mức không thể học được mà phải dùng phao.
Bạn có thể lừa dối tất cả nhưng không thể lừa dối thâm tâm của mình.
Sự lừa dối chưa bao giờ có kết cục tốt đẹp.
Nguồn gốc của mọi tội lỗi đến từ những lỗi lầm nhỏ được tích lũy theo năm tháng.
Bạn có thể lừa dối thầy cô để dễ dàng qua môn thậm chí được học bổng mà không cần thức khuya dậy sớm học. Nhưng cái giá phải trả sau bốn năm của một đứa chuyên quay cóp đó là một con người không bao giờ trung thực. Xã hội thông minh lắm. Họ nhìn ra những ai là người có năng lực và ai là người không thành thật.