Nội dung chính:
Anh ngữ Nasao chia sẻ với các bạn một chút kinh nghiệm trên “Con đường dẫn đến Listening 8.0″:
Muốn đạt được IELTS Listening 8.0 không phải là quá khó khăn nếu bạn có một sự chuẩn bị kỹ lưỡng, không chỉ về mặt từ vựng IELTS Listening, ngữ pháp, kiến thức đầy đủ về kỹ năng Nghe mà còn về mặt tinh thần.
Sau đây, Anh ngữ Nasao xin tổng hợp một số lưu ý và tips đối với IELTS Listening để giúp các bạn có một phần thi Nghe đạt kết quả đáng mong đợi. Bài viết ngày hôm nay hy vọng sẽ thực sự có ích cho các bạn nhé. Ngoài ra, các bạn có thể dạo quanh các mục học IELTS tại page để search các bài giảng thật hay khác nhé!
Xin lưu ý rằng, mỗi bạn có một tính cách, hướng suy nghĩ và hành động khác nhau, do đó, thực hiện những lời khuyên này khi các bạn học IELTS tại nhà vẫn tùy thuộc vào sự lựa chọn của bạn. Hãy lựa chọn một cách khôn ngoan!
1. Kiểm tra dụng cụ + thiết bị:
Trước khi làm bài thi, việc đầu tiên là bạn phải chú ý đến chất lượng âm thanh từ tai nghe, nếu cảm thấy nghe không rõ hoặc có nhiều tạp âm, bạn nên ý kiến ngay với người gác thi. Ngoài ra phải xem thử bút chì do hội đồng thi cung cấp cho bạn có dùng tốt hay chưa. Những điều tưởng chừng nhỏ nhặt này lại có ảnh hưởng lớn đến chất lượng phần thi của bạn. Ngoài ra, còn phải kiểm tra kỹ càng thông tin cá nhân được điền vào tờ bài làm để đảm bảo bạn không ghi nhầm hoặc ghi thiếu thông tin nào nhé!
2. Biết rõ format của Ielts listening:
Đối với các bạn học IELTS, các bạn cần nắm được bài thi Listening bao gồm 4 đoạn hội thoại ghi âm. Thông thường, các đoạn hội thoại sẽ có độ khó tăng dần, với nội dung cụ thể của mỗi phần như sau:
- Section 1: Cuộc hội thoại của hai người về những sự việc diễn ra trong đời sống hằng ngày (như mua vé tàu xe, đặt phòng khách sạn, đi đến một địa điểm du lịch…)
- Section 2: Thường là đoạn độc thoại của một người để hướng dẫn hoặc giới thiệu về một chủ đề quen thuộc trong cuộc sống.
- Section 3: Đoạn hội thoại giữa hai hay nhiều người về một vấn đề mang tính học thuật (như hiện tượng khoa học, môn học,…)
- Section 4: Độc thoại của một người, thường là một giáo sư hay chuyên gia chia sẻ thông tin về một vấn đề mang tính học thuật. Đây là phần khó nhất và cần vận dụng vốn từ vựng của thí sinh.
Các mẫu đề trong listening thường là:
- Form completion: Điền vào đơn
- Table completion: Hoàn thành bảng biểu
- Matching Information: Nối các thông tin phù hợp với nhau
- Summary/sentence completion: Điền vào chỗ trống trong câu/tóm tắt
- Multiple choice: Câu hỏi trắc nghiệm
- Map/Diagram labelling: Tìm nhãn cho biểu đồ
- Short Answer Question: Trả lời câu hỏi ngắn
- Pick from a list: Chọn một hoặc một số phương án từ list đề bài đưa ra.
3. Chia thời gian hợp lý:
Phần thi IELTS Listening kéo dài 40 phút, thí sinh có 30 phút để nghe các đoạn hội thoại nêu trên và chỉ được nghe 1 lần duy nhất, trả lời câu hỏi trong lúc nghe và sau đó có 10 phút để điền đáp án vào Phiếu trả lời.
Sau mỗi section, băng sẽ cho bạn 1 phút để kiểm tra câu trả lời và đọc section tiếp theo. Sau khi kết thúc 1 section, bạn nên đọc tiếp câu hỏi của section tiếp theo để lưu ý về thông tin cần nghe. Mọi vướng mắc và không chắc chắn về đáp án đã chọn, hãy note lại và điều chỉnh trong 10 phút cuối cùng khi bạn chuyển câu trả lời vào Answer Sheet vì lúc này bạn sẽ không bị phân tâm vì chuẩn bị cho phần nghe tiếp theo. Phải chuyển câu trả lời vào giấy ngay sau khi kết thúc section 4 để kịp thời gian và nếu được, sẽ có ít phút để kiểm tra lại đáp án mình chọn đã chính xác chưa.
4. Lưu ý key words:
Chú ý các cụm từ quan trọng trong câu hỏi (key words), nhất là phần multiple choice, đặc biệt là các thông tin như tên, địa điểm, giờ giấc,….
Chú ý cả trọng điểm của đề, ví dụ: các đề yêu cầu điền 2 hay 3 từ vào chỗ trống, điền chữ cái hay số,….
Nếu có thời gian, bạn có thể khoanh tròn các key words đó để dễ theo dõi hơn.
Example:
American boys drop out of school at a higher rate than girls because
- A) They need to be in control of the way they learn
- B) They play video games instead of doing school work
- C) They are not as intelligent as girls
5. Đoán câu trả lời:
Dựa vào đề và ngữ cảnh xung quanh để đoán xem câu trả lời sẽ ở dạng nào, từ hay số hay tên, tính từ, danh từ, hay động từ,…
6. Đoán chủ đề của bài nghe:
Cách này dùng cả trong reading để não và những giác quan của bạn làm quen với những hình ảnh, âm thanh liên quan đến chủ đề để chúng có thể “dung nạp” đoạn hội thoại vào hệ thống dễ dàng hơn, giúp bạn phản ứng nhanh hơn khi nghe.
7. Cẩn thận với thứ tự câu hỏi:
Điều này rất quan trọng đối với đề bài là table hay map, biểu đồ…. Bởi vì đôi khi câu hỏi không đơn giản đi từ phải sang trái mà theo 1 trật từ hoàn toàn khác, sự nhầm lẫn thứ tự của một vị trí có thể dẫn đến sai lầm cho tất cả những phần câu hỏi còn lại của section.
8. Chú ý những chỗ trống gần nhau:
Có khi 1 câu trong đề bao gồm 2 chỗ trống cần điền, các bạn cần để ý và bảo đảm là mình nghe và điền đủ chúng, và vì nó liên quan đến nhau nên không thể lo nghe 1 câu rồi “thương nhau” để đó câu còn lại vì phần lớn chúng sẽ nằm chung trong 1 câu thoại của người nói. Các bạn cần nghe cả câu và chú ý cả 2 chỗ để điền đúng.
9. Lỡ rồi thì cứ bỏ qua:
Nếu như các bạn nhỡ bỏ mất 1 chỗ trống cần điền thì hãy quăng nó nó ra khỏi đầu ngay và luôn để tránh ảnh hưởng đến những phần tiếp theo. Các bạn có thể sử dụng những phần sau mình nghe được để đoán từ đó, 1 điểm rất quan trọng đừng vì hoảng quá mà “tiễn bước” cả section luôn thì uổng lắm nhé.
10. Paraphrasing:
Các câu hỏi trên đề có thể được paraphrase từ những câu nói trong đoạn hội thoại, do đó bạn không nên chăm chăm vào tìm nghe từ khóa mà bạn đã khoanh tròn trong bài nghe, rất dễ bị đánh lừa hoặc không thể nghe được câu trả lời. Do đó, điều quan trọng là bạn hiểu được đề bài hỏi gì, như thế sẽ dễ xác định được câu trả lời trong lúc nghe băng ghi âm hơn.
11. Đoán từ:
Khi nghe thấy từ nào lạ quá mà mình không hiểu được thì đừng quá lo lắng, từ việc nghe ngữ cảnh của câu, bạn có thể đoán được nghĩa của từ đó, dù có thể sai lệch một chút. Tuy nhiên, trong trường hợp không thể đoán được, nên bỏ qua từ này để tập trung làm các câu sau cho chính xác. Vì kho tàng từ vựng tiếng Anh rất phong phú, việc gặp phải những từ lạ trong bài thi là rất bình thường. Tuy nhiên, tình huống này có thể được hạn chế nếu các bạn đầu tư thời gian để học từ vựng đấy!
12. Chính tả và ngữ pháp:
Khi chuyển câu trả lời vào answer sheet là lúc bạn nên chú ý 2 yếu tố này nhất. Chú ý các danh từ đếm được (số ít hay số nhiều), động từ (được chia ở thì quá khứ, hiện tại hay tương lai), câu bị động…Việc ôn tập chính tả và ngữ pháp không chỉ quan trọng trong thi Writing mà còn được vận dụng trong Listening nữa nhé, không nên xem thường!
Xem thêm bài viết: Top những từ dễ viết sai trong tiếng Anh nhất
Spelling của Anh hay Mỹ thì không quan trọng nhé, vì cả 2 đều được tính điểm. (organization vs organisation, favor vs favour, program vs programme, theater vs theatre,…)
13. Trả lời trong Answer sheet là quan trọng nhất:
Đề chỉ để dùng để nghe thôi, answer sheet mới là quan trọng. Sau phần nghe thì lúc chuyển đáp án vào answer sheet là lúc nên cẩn thận nhất, chú ý lại yêu cầu số từ, chính tả,…Từ nối có gạch ngang được tính là 1 từ, số là 1 từ. Multiple choice cần điền chữ cái ABCD không phải cụm từ hay từ. Ngoài ra còn nên chú ý số thự tự để đáp án chuyển đúng vị trí.
14. Làm quen với accent khác nhau:
Những accent có thể có trong bài nghe là Úc, Anh, Mỹ, Canada, New Zealand,…. đôi khi còn có giọng Ấn hay Châu Âu, nhưng quan trọng là phần lớn là giọng Anh.
Xem thêm: Học IELTS cùng với 18 bộ phim kinh điển trên page để làm quen với accent.
15. Coi chừng sập “bẫy”:
IELTS rất hay có những “bẫy” trong bài nghe để phân biệt điểm các band khác nhau. Ví dụ như trong section 1, người nói sẽ sửa lại những gì mình nói và thế là câu trả lời đúng khác đi ngay, tương tự những section khác cũng thế, nói 1 đằng nhưng sẽ sửa lại nẻo khác. Dấu hiệu để nhận biết những trap này thường là “sorry”, “actually”, “oh, wait”, “no” v.v…Khi gặp những tình huống này thì không nên vội gạch hết câu trả lời cũ đi, mà hay tập trung nghe lại xem sửa như thế nào rồi ghi chú bên cạnh để tránh bị xao nhãng.
16. Đừng bỏ trống chỗ nào cả:
Trả lời sai thì không được điểm chứ không ai trừ điểm cả, vậy nên dại gì mà không thử nè. Dùng cách đoán câu trả lời ở trên hay điền đại 1 từ nào đó thấy hợp lý. Nhất là multiple choice, cứ đoán xem cái nào là logic nhất hay đơn giản là chọn câu trả lời thần thánh “C”.
17. Tập trung cao độ khi nghe:
Điều này thì không cần phải nói rồi, bởi đây là yếu tố quan trọng nhất. Vì bạn chỉ nghe được một lần thôi, không tập trung thì không có cơ quan thứ hai. Xao nhãng một câu, ảnh hưởng cả bài. Do đó tập trung là yếu tố quan trọng nhất. Và để tập trung, tốt nhất không nhìn qua các thí sinh khác khi làm bài nghe, không sửa câu trả lời của section trước trong lúc nghe câu trả lời của section này…
18. Học từ vựng liên tục:
Xem thêm các bài viết về từ vựng trên page NASAO ENGLISH
PRACTICE! PRACTICE! PRACTICE!
Luyện tập là điều quan trọng nhất để bạn đạt được kết quả tốt. Từ việc luyện tập, bạn nâng cao kỹ năng, tự nhận xét được khuyết điểm của mình trong lúc làm bài, tìm cách khắc phục và rút ra kinh nghiệm cho riêng mình trong quá trình các bạn tự học IELTS. Tập làm bài Listening là kết hợp luyện vừa nghe, vừa suy nghĩ và viết câu trả lời. Sau một thời gian tự mình làm các bài tập nghe, bạn sẽ thấy trình độ của mình được cải thiện, tự tin hơn khi vào phòng thi. Tinh thần thư thái thì kết quả bài thi cũng sẽ tốt hơn so với tâm trạng lo lắng, bất an đúng không?
Trên đây là những chia sẻ về phương pháp luyện tập IELTS Listening 8.0. Hi vọng bạn sẽ học được gì đó và áp dụng vào việc ôn thi thực tế của mình! Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo bài chia sẻ Luyện nghe IELTS online hiệu quả để biết thêm các bí kíp hữu ích cho việc luyện tập kỹ năng Nghe nhé!