Nhiều người tìm kiếm câu trả lời tốt cho những vấn đề họ đang khó.
Nhưng họ không biết được rằng câu trả lời tốt cho vấn đề phải đến từ một câu hỏi tốt.
Một câu hỏi tệ thì khó có một câu trả lời tốt.
Và người được hỏi cũng là người phải có khả năng đánh giá được chất lượng của câu hỏi.
Tháp trên chính là trình tự đặt câu hỏi cho một vấn đề nào đó.
Từ dưới lên trên đánh giá mức độ chất lượng của câu hỏi.
Sai lầm của chúng ta là gì: đi ngược thứ tự. bắt đầu từ tầng môi trường thay vì những cái giúp chúng ta tự khắc trả lời cậu hỏi tầng dưới.
Tháp nghĩa là càng trên đỉnh tháp số lượng người ở phần đỉnh tháp càng ít đi, nghĩa là rất ít người đặt được câu hỏi thông minh, số đông sẽ hỏi những câu hỏi về what, where, when, how.
Đây là những câu hỏi khiến bạn đi vào bế tắc.
Ví dụ: bạn muốn đạt TOEIC 900
Câu hỏi kém sẽ là:
Học TOEIC ở đâu nhỉ?
Học khóa gì đâu?
Bao giờ đi học?
Những câu hỏi này nó không khó, và cũng là những câu hỏi không tạo ra được động lực cho chúng ta. Đó là những câu hỏi sau khi chúng ta phải trả lời những câu hỏi ở tầng trên:
- Who else: Bạn có 900 TOEIC rồi bạn làm gì? Giúp đỡ được gì cho chính bạn, cho gia đình bạn cho người khác?
Ngày xưa, nếu mà không có động lực từ học sinh, không nghĩ tới việc mình giỏi lên mình sẽ giúp được người khác thì có lẽ mình chẳng đủ “pin” để mà đi đến tận cùng mục tiêu như vậy. - Who:
Bạn sẽ trở thành ai khi bạn có 900 TOEIC,
Công việc của bạn sẽ thuận lợi thế nào,
Thu nhập bao nhiêu,
Bạn tự hào về bản thân bạn như thế nào,
Mọi người nhìn bạn ra sao. Kiểu vậy.
- Why:
Tại sao phải hoc TOEIC 900, đây là câu hỏi quan trọng, big why-small how.
Đa số chúng ta thiếu cái WHY lớn trong làm một việc gì đó nên dễ từ bỏ.
Học tiếng Anh cho những mong cầu bé như qua môn, ra trường, xin được việc, nó quá nhỏ so với những khó khăn mà một người học tiếng Anh đối mặt. Cái lợi ích bạn nhìn hoặc tự phân tích cho bản thân nó nhỏ quá, thì cái khó khăn nó lớn bạn không vượt qua được là phải thôi.
Người nghèo hỏi:
Học nghề gì dễ xin việc,
Học TOEIC hay IELTS,
Cô ơi lớp học tối hay ban ngày,
Cô ơi trung tâm cô ở đâu,
Cô ơi làm thế nào để tự tin trước đám đông,
Làm thế nào để có người yêu,
Đây là những câu hỏi ở tầng môi trường – Những câu hỏi sẽ đưa bạn tới với bế tắc,
nó giống việc đi cấy mà bạn vung thóc giống ròi bạn mới đi cày đi bừa đó:
Làm thế nào,
Làm thế nào,
Làm thế nào,
Ở đâu,
Khi nào,
Cái gì,
Câu hỏi WHAT, WHERE, WHEN những câu hỏi ở tầng môi trường, có trả lời xong thì nó cũng không giải quyết được vấn đề gì cả.
Vì biết điều này năm xưa mỏi làm chán học hay gì, mình nghĩ lại về cái quyết tâm ban đầu của mình, mình biết khi mình thiếu động lực học hay làm gì đó là không phải do ngoại cảnh, do cái why cho việc đó bị lãng quên, mình sốc lại cái why và tự nhiên vào học tốt hơn.
Chúng ta hay đóng vai nạn nhân trong chính cuộc đời mình.
Em không đi học được vì trùng lịch nhưng không phải đâu em bắt đầu từ câu hỏi đúng thì không học hôm nay học hôm sau em sẽ tìm được cách để thu xếp.
Đặt câu hỏi sai nó dẫn bạn tới bế tắc.
Đặt câu hỏi why, why nó giúp bạn auto trả lời được các câu dưới.
Khi tìm được cái big why, big who rồi thì mấy cái râu ria không còn quá quan trọng nữa.
Tại sao tôi phải học TOEIC 900 nhỉ?
Học được nó rồi tôi là người như thế nào.
Sự tự tin của tôi dành cho chính tôi.
Thu nhập tốt hơn tôi giúp được ba mẹ gia đình tôi thế nào.
Rồi tôi giỏi hơn tôi giúp người khác họ vui chắc tôi cũng vui lắm.
Tại sao tôi học thú y nhỉ.
Tại sao phải đóng 15 triệu học phí 10 kì liền nhỉ.
Tại sao phải đi thực hành.
Không qua môn này thì sao.
Sau 5 năm học thú y ở VNUA tôi sẽ có nền tảng cơ bản để trở thành bác sĩ thú y phải không.
Tôi sẽ tự xin việc tự lo cho bản thân và là chỗ dựa cho ba mẹ tôi phải không.
Tại sao phải đi học khóa học này nhỉ.
Hoc 6 tháng xong trình độ tiếng Anh của mình có hơn hiện tại nhiều không nhỉ?
Tại sao phải đi tập gym ngày 1 giờ liền trong 6 tháng, giảm được bao nhiêu cân tăng được bao nhiêu cơ….
Người xuất chúng tập trung vào kết quả,
Người trung bình sẽ tập trung vào khó khăn và cái giá phải trả.
Tóm lại:
Nếu bạn gặp khó khăn trong bất kì khía cạnh nào trong cuộc sống:
Đừng bắt đầu bằng câu hỏi làm như nào.
Mà là tại sao mình phải làm cái này.
Hoàn thành nó thì điều tuyệt vời gì sẽ xảy ra.
Nếu tiếp tục làm điều đó trong 6 tháng nữa mình ít nhất đạt được thành tựu gì.
Những người mà có được thành tựu đó rồi họ có phải từng đối mặt với những khó khăn này không.
Tại sao mình làm việc cho người chủ này.
6 tháng,1 năm sau khi làm việc cho họ mình trở thành ai?
Mình có thêm kĩ năng gì?
Học liên tục một năm tiếng Anh mình chắc giao tiếp ổn nhỉ?
Tại sao mình lại làm dốc lòng cho công ty này, ông chủ này?
2020 mình nhập học đại học.
2021 rồi mình hoàn thành được 1 năm rồi, chúc mừng chính bản thân phát nhỉ.
Dạy tiếng Anh 2 năm kinh nghiệm giảng dạy của mình chắc khá nhỉ để xin được bất kì trung tâm nào.
Làm trợ giảng cho Nasao 1 năm chắc mình sẽ được cô Linh đào tạo nhiều thứ lắm. Một năm ngày xưa trôi qua rất nhạt với mình. Giờ thì mình chỉ cần tìm người dẫn đường tốt thôi.