QUẢN LÝ TÀI CHÍNH – NGUYÊN TẮC 6 CHIẾC LỌ

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH – NGUYÊN TẮC 6 CHIẾC LỌ

Bạn có bao giờ rơi vào tình trạng đầu tháng mặc sức ăn tiêu để rồi suốt 1 tuần cuối tháng chỉ ăn mì cầm hơi ? Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao tiền luôn không đủ tiêu ? Bạn có bao giờ tự hỏi vì sao kiếm được kha khá tiền và dự định sẽ tiết kiệm nhưng những kế hoạch đó luôn thất bại ? Nếu có thì bài viết này là dành cho bạn <3
Phương pháp tư duy 6 chiếc lọ (JARS system) này được tạo ra bởi Harv Eker, người sáng tác ra các tác phẩm bán chạy trên toàn thế giới như “Bí mật tư duy triệu phú” và “Làm giàu nhanh”.
Quy tắc 6 chiếc lọ
Mỗi khi có tiền (lương, thưởng, lợi nhuận bán hàng hoặc bất kể nguồn thu nhập nào) bạn hãy chia khoản tiền này vào ngay 6 chiếc lọ.

1. Nhu cầu thiết yếu – NEC (Necessity account): 55%

Đây là lọ phục vụ cho nhu cầu thiết yếu mỗi ngày của bạn và gia đình, như chi phí ăn uống, xăng xe, điện thoại, tiền học…

2. Tiết kiệm dài hạn – LTSA (Long-term saving for spending account): 10%

Đây là khoản tiền tiết kiệm dành để chi tiêu cho những việc trong tương lai. Số tiền trong chiếc lọ này sẽ dành cho những mục tiêu dài hạn, lớn hơn của bạn như mua xe, mua nhà, đi du lịch nước ngoài hoặc sinh em bé… Nếu bạn có nhiều mục đích dài hạn, hãy chia nhỏ theo thứ tự ưu tiên quan trọng của bạn, tính xem trong bao lâu thì bạn sẽ đạt được mục tiêu đó và cố gắng thực hiện. Tác dụng của tài khoản này là để bạn thấy rõ được mục đích mình nhắm tới, và tiết kiệm tiền dần dần cho việc đó.

3. Giáo dục đào tạo – EDUC: 10%

Đây là quỹ để bạn rèn luyện và phát triển bản thân. Tác dụng của tài khoản này là bắt bạn phải liên tục đầu tư vào chính bản thân mình. Hãy dùng quỹ này để mua sách, tham gia các khóa học, khóa đào tạo, giao lưu gặp gỡ với các diễn giả, nhưng người thành công,.. Hãy nhớ rằng: đầu tư vào bản thân là khoản đầu tư mang lại lợi nhuận cao nhất.

4. Hưởng thụ – PLAY: 10%

Hãy dùng quỹ này để chăm sóc tinh thần: ví dụ đến những nơi chưa từng đến, ăn những món chưa từng ăn, đi spa, đi nghe hòa nhạc….Harv Eker khuyên nên tiêu hết tiền của quỹ này vào ngày cuối cùng của mỗi tháng. Tuy nhiên, nếu bạn muốn được hưởng một dịch vụ đắt đỏ hay một chuyến du lịch xa hơn, bạn có thể tiết kiệm quỹ này trong một quý trước khi sử dụng.

5. Quỹ tự do tài chính – FFA (Financial freedom account): 10%

Bạn cần lập quỹ FFA để có tiền làm việc thay cho bạn. Bằng cách này, bạn đã tạo ra “con ngỗng” đẻ trứng vàng để bạn sử dụng khi không còn làm việc. Lưu ý rằng, bạn chỉ được dùng quỹ này để đầu tư và tạo ra NGUỒN THU NHẬP THỤ ĐỘNG. Tài khoản tiết kiệm bạn có thể sử dụng cách tiết kiệm tiền lẻ (đút lợn), gửi ngân hàng hay mua vàng. Bạn có thể dành khoảng 5-10% quỹ dự phòng để tham gia bảo hiểm nhân thọ, dành 10% để đầu tư kinh doanh, gia tăng thu nhập để tăng tiền cho các tài khoản trên. Càng nhiều tiền làm việc cho bạn, bạn sẽ càng ít phải làm việc hơn.
Lưu ý: Không bao giờ được ăn thịt con ngỗng!

6. Cho đi – GIVE: 5%

Quỹ này giúp bạn thể hiện lòng biết ơn cuộc sống. Hãy dùng tiền để làm từ thiện, giúp đỡ người thân, bạn bè hoặc tặng quà cho họ vào những dịp đặc biệt…vì cuộc sống rất cần sẻ chia.
———-
Áp dụng để không bao giờ lo “cháy túi” nữa nhé

Tags:
Zalo
Messenger
Form liên hệ

Đăng ký nhận tư vấn

    Vui lòng để lại thông tin để Nasao trực tiếp tư vấn cho bạn.