Nội dung chính:
— Trưởng thành khác với “trẻ trâu” như thế nào —
Có nhiều người chết đi ở năm 25 tuổi và đến 75 tuổi mới được chôn cất.
Tuổi trẻ nhiều bạn nói với tôi rằng tôi còn trẻ, suy nghĩ nhiều làm gì cho đời thêm phức tạp, cho thêm phiền muộn, hại não, hại thân chứ chẳng được chuyện gì. Sống bơ bơ, nghĩ đơn giản cho đời thêm nhẹ.
Thế rốt cuộc đến bao giờ bạn mới chịu suy nghĩ cho cuộc đời mình. Có những con người dù đã lớn tuổi rồi, có gia đình nhưng cuộc sống họ vẫn phụ thuộc vào ba mẹ già, vẫn lông bông ngày đây mai đó, vẫn thiếu sự ổn định. Họ đầy rẫy trong xã hội, liệu rằng họ đã trưởng thành chưa?
Trưởng thành không phải là dấu mốc của độ tuổi và đó là dấu mốc của suy nghĩ. Và với tôi thì mốc đáng suy ngẫm cho đời mình nhất là 18 – 20. Vì sao vậy, đó thời điểm bạn đủ tuổi lao động, bạn đủ lớn để có thể dùng sức lực của mình để làm điều gì đó cho cuộc đời, cũng là độ tuổi chịu trách nhiệm trước pháp luật rồi. Ở tuổi này cũng giống như năm tháng đầu đời, dám làm, dám chịu.
Trưởng thành…
Đó là lúc bạn hiểu, bạn biết mình đang làm gì, đang phấn đấu vì điều gì, bạn đang ở đâu. Đó là lúc bạn trả lời được câu hỏi: Mình sinh ra để làm gì và điều gì đang níu kéo, khiến cho mình tồn tại ?
Nhiều người sinh ra sống theo kịch bản đặt sẵn rồi, và kịch bản đó hầu như giống nhau cả. Nhiều người diễn xuất sắc kịch bản đó, nhiều người cố diễn cho xuất sắc kịch bản này. Vậy cần bạn làm diễn viên chính để làm gì khi bạn chỉ đang cố diễn đạt.
Lạc là khi đi mà chả biết mình đi đâu, chả biết phía cuối con đường là gì? Càng đi càng lạc, càng đi càng mù quáng. Càng diễn thì bộ phim cuộc đời bạn càng dở và chả ai đón nhận.
Trưởng thành…
Đó là lúc bạn biết hi sinh những điều không cần thiết cho bạn, rời bỏ kịch bản không phù hợp, chọn lựa kịch bản phù hợp cho mình, nơi mình có thể hoàn thành xuất sắc vai diễn.
Bạn biết từ bỏ những thứ không cần thiết, từ bỏ những công việc, những vấn đề, những điều xã hội áp đặt vào bạn để theo đuổi con đường của bạn. Đâu phải kịch bản nào cũng cần đao kiếm, cần diễn viên đẹp, cần xe hơi, cần nhà lầu,…
Ôm đồm những thứ không giúp được cho mình thì mấy thời gian tương lai ngồi hối hận.
Từ bỏ con đường tầm thường, con đường mà ai ai cũng đi theo cả để đến con đường mới, khác biệt, đương nhiên khác biệt thì đi kèm với chông gai rồi. Không vượt qua chông gai bây giờ thì bạn muốn bao giờ mới vượt qua.
Trưởng thành…
Đó không phải là lúc bạn nhận ra con đường và luôn miệng “bô bô” nói những điều lớn lao, luôn miệng “thủ dâm tinh thần” những điều phi thực tế.
Đó là lúc bạn hiểu được con người mình, một con người bằng xương, bằng thịt, con người sống trong xã hội. Đó là lúc bạn hiểu từ những điều nhỏ nhặt, bạn học từ những điều nhỏ nhặt và luôn thấy bản thân mình cần học hỏi.
Dù làm việc gì, bạn vẫn luôn khiêm tốn. Dù làm điều gì, bạn vẫn luôn cảm thấy mình nhỏ bé và cần cố gắng. Đừng tự mãn, tự mãn chỉ là hành động của những người “trẻ trâu” chơi Liên Minh huyền thoại ngoài quán net thôi.
Trưởng thành…
Đó là lúc bạn hiểu được: trên đời này không phải cứ gặp nhau, cứ quen nhau thì là bạn. Bạn biết mình cần chơi với ai, bạn biết mình nên dành thời gian với ai, bạn biết ai thực sự đối xử tốt với mình. Đối xử tốt ở đây cũng chẳng phải qua lời nói mà là hành động cụ thể. Đặc biệt hơn là lúc bạn gặp hoàn cảnh khó khăn nhất cuộc đời, những người đó đang ở đâu?
Có câu hoạn nạn mới thấy chân tình. Với đặc thù công việc của tôi thì có thể gọi có rất nhiều người quen biết, nhưng với tôi rất ít người bạn thân. Bạn thân với tôi là người sẵn sàng nghe tôi lãi nhãi hằng giờ liền chỉ một vấn đề, bạn thân với tôi là người hiểu rõ tôi, biết cho những điều tôi cần dù nó trái tính cách. Bạn thân với tôi là lúc tôi buồn, cho dù mấy tháng k nói chuyện nhưng alo một tiếng nói: ” Tao buồn ” thì người đó luôn ở cạnh. Họ đến với tôi bằng sự chân thành bởi vì tôi đến với họ cũng vậy.
Jim Rohn có câu nói: Bạn là trung bình cộng của 5 người bạn thường xuyên tiếp xúc.
Hay Adam Khoo từng nói: Thu nhập của bạn chính là trung bình cộng của 5 người bạn thân với bạn.
Trưởng thành…
Đó là lúc bạn hiểu được, cảm xúc cũng chỉ là một cảm giác nhất thời. Cảm xúc là kẻ thù số một nhấn chìm con người bạn.
Lý trí nó quyết định suy nghĩ, lời nói nhưng cảm xúc lại quyết định hành động của bạn. Và mỗi khi cảm xúc chúng ta không ổn, chúng ta không đủ lý trí kéo lại, chúng ta sẽ ra quyết định.
Quyết định đó mang lại kết quả và cũng có thể hậu quả sai lầm mà muôn đời ta hối tiếc.
Con người gồm phần con và phần người. Cảm xúc – đó là phần con của chúng ta, nó hành động bản năng, nó hành động không suy xét, nó diễn ra k chút suy tính, không chút dự định và đó hoàn toàn không phải cách ứng xử người.
Trưởng thành…
Là khi bạn là chủ được cảm xúc đó. Là khi bạn hiểu điều đó chỉ nhất thời. Là khi bạn biết không nên ra quyết định mỗi khi cảm xúc đang mắc bảo mà cần lý trí, cần sự bình tĩnh.
Cảm xúc cần sự rèn luyện, cần bản thân bình tĩnh. Suy nghĩ nhiều, suy nghĩ kỹ không bằng suy nghĩ đúng và suy nghĩ vượt cảm xúc.
Và trưởng thành…
Khi bạn đã rõ cảm xúc chỉ là cảm giác nhất thời thì bạn đưa ra lựa chọn và quyết định đúng đắn hơn. Đó không phải vì chút cảm nắng mà bạn tôn thờ một con người và luôn nghĩ họ đúng. Đó không phải vì chút cảm giác mà bạn sẵn sàng hi sinh bản thân, từ bỏ bậc sinh thành mình. Đó không phải chút gia vị đậm mà bạn sẵn sàng cáu gắt với người bạn bao năm gian khổ cùng mình.
Một chút cảm xúc không thể kết luận cho cả một quá trình. Nhưng người ta luôn lấy chút cảm xúc đó để từ bỏ một quá trình. Quá trình luôn luôn vẫn là quá trình. Đó là chuỗi hành động, đó là lúc bạn áp đặt lí trí vào thì bạn mới hiểu mình thay đổi được gì, mình nhận được gì, mình được quan tâm tới đâu, mình hạnh phúc không?
Rời xa chút cảm giác và lý trí con người lên. Trải nghiệm nhiều, vấp ngã nhiều thì càng trưởng thành nhiều.
Bạn đã trưởng thành chưa?