- Hiệu ứng ‘chim mồi’ là chiến lược gì?
Mình đưa ra một ví dụ rất đơn giản và gần gũi nhé: Khi có 1 sự lựa chọn là 10.000đ 2 con cá, khách hàng sẽ đắn đo 2 con có ăn hết không, mà nhỡ đâu giá này mình mua bị hớ. Nhưng khi người bán cho thêm 1 phương án là 8.000đ 1 con thì rõ ràng khách hàng sẽ chọn phương án còn lại. Họ sẽ òa lên trong sự phấn khích nghĩ rằng mình có lợi trong thương vụ này. Vậy có phải mua 2 con cá giá 10.000đ là hời người mua hay không?
Câu trả lời là không, bởi thực ra đó chính là lựa chọn mà người bán muốn bạn chọn. Người bán đã gấp đôi số sản phẩm bán được. Bản thân mỗi chúng ta cũng là một người tiêu dùng, chúng ta thường có xu hướng tối thiểu hóa chi phí chi trả cho 1 sản phẩm bằng cách mua sản phẩm với một mức giá thấp, hiệu ứng chim mồi chính là chiến lược hiệu quả nhất giúp người bán có thể bán những sản phẩm giá cao hơn. Chiến lược này dựa vào tâm lí hay so sánh của khách hàng
=>Hiệu ứng ‘chim mồi’ được hiểu một cách ngắn gọn đó là chiến lược đưa ra cho khách hàng 3 lựa chọn thay vì 2 lựa chọn. Cái phương án thứ 3 đưa ra thêm này chính là ‘ chim mồi’ ,thường lựa chọn thứ 3 có giá đứng giữa và gần bằng giá của sản phẩm cao nhất. Lúc này khách hàng thường vui vẻ lựa chọn sản phẩm có giá cao hơn
Bản chất của chiến lược này đó là: ‘NGƯỜI BÁN KHÔNG BẮT BẠN CHỌN, NHƯNG BẠN SẼ CHỌN THEO Ý CỦA HỌ’
- Các hình thức của chiến lược này là gì?
2.1.Cho khách hàng được quyền lựa chọn
- một loại két 12 lon với giá 17 usd
- loại két lớn 18 lon với giá 18 usd.
Chỉ với việc đặt một kiện hàng đắt hơn cùng loại, chỉ là khác kích cỡ, doanh nghiệp đã tăng gấp rưỡi lượng hàng bán được (12 lon so với 18 lon), và nếu để ý kỹ, chắc chắn loại 12 lon chỉ là “giá mồi” để bạn thấy loại 18 lon giá rẻ.
Tạo cho khách hàng được cơ hội lựa chọn, thì dù bỏ ra nhiều hơn, mua nhiều hơn tí khách hàng cũng luôn vui vẻ bởi mình đã được lựa chọn theo ý mình, được mua rẻ…
2.2.Quy luật 100
là cách áp dụng vào các chương trình giảm giá khuyến mại.
Nếu để ý, bạn sẽ thấy một đặc điểm rất chung của hầu hết các chương trình khuyến mại:
- Nếu số tiền giảm giá cho sản phẩm khuyến mãi nhỏ hơn 100.000 đồng thì chính sách giảm giá sẽ được niêm yết theo tỷ lệ %
- Nếu số tiền khuyến mãi trên mỗi sản phẩm lớn hơn 100.000 đồng thì khi niêm yết chính sách khuyến mại sẽ dùng đơn vị số tiền được giảm giá.
Một ví dụ đơn giản:
- Nếu một gói bánh có giá 90.000 đồng, trong chương trình khuyến mãi giảm giá 30%, tương ứng giảm 27.000 đồng, thì rõ ràng bạn thấy con số giảm 30% sẽ ấn tượng hơn rất nhiều.Và trên kệ hàng, doanh nghiệp sẽ ghi rõ: giảm 30%.
- Còn với một chiếc điện thoại 8 triệu chẳng hạn, được giảm 20%, tương ứng giảm 1,6 triệu đồng, bạn sẽ ấn tượng với số tiền giảm 1,6 triệu đồng hơn rất nhiều so với con số 20% mà bạn chưa kịp nhân chia cộng trừ…
Tuy nhiên, nếu bạn bước vào dãy cửa hàng sách, cửa hàng thời trang, bao giờ con số ấn tượng cũng là “sale 30%- 50%” và hầu như không bắt gặp con số tiền cụ thể được giảm cho mỗi sản phẩm này.
2.3.Hiệu ứng của các con số bên trái
Hầu hết các người mua, nếu 1 sản phẩm không đủ “kiên nhẫn” đọc hết dãy giá dài ngoằng của sản phẩm kệ hàng có giá 49,999,900 đồng. Hơn thế nữa, số lẻ 99 cũng tạo cho người mua cảm giác mức giá ấy nhỏ hơn rất nhiều so với số làm chẵn.
- Hiệu ứng chim mồi có phải chỉ áp dụng trong kinh doanh?
Chiến lược này cũng sẽ giúp bạn rất nhiều mặt trong đời sống, nhất là khi bạn muốn một người nào đó làm theo lựa chọn của bạn, hãy tạo ra chiếc bẫy này một cách khéo léo, họ sẽ tự nguyện vui vẻ lựa chọn theo đúng những gì bạn mong muốn mà không hề gượng ép, nó cũng là một nghệ thuật rất hiệu quả đó, hãy kiểm chứng nhé.
Nếu bạn muốn người khác làm điều A, hãy đưa ra lựa chọn B,C kém hấp dẫn hơn, họ sẽ chẳng có lí do gì không chọn điều A cả.
MỘT CHIẾN LƯỢC MARKETING HIỆU QUẢ VÀ THÚ VỊ, MỘT MARKETER CHẮC CHẮN KHÔNG THỂ BỎ QUA KIẾN THỨC NÀY
Người chia sẻ: Hoa Cải