Nội dung chính:
Hãy học TOEIC khi bạn còn là sinh viên năm nhất, năm hai.Đầu tiên mình sẽ giới thiệu qua khái niệm TOEIC là gì? Chứng chỉ TOEIC là gì?
TOEIC (viết tắt của Test of English for International Communication – Bài kiểm tra tiếng Anh giao tiếp quốc tế) là một bài thi nhằm đánh giá trình độ sử dụng tiếng Anh dành cho những người sử dụng tiếng Anh như một ngoại ngữ (không phải tiếng mẹ đẻ), đặc biệt là những đối tượng muốn sử dụng tiếng Anh trong môi trường giao tiếp và làm việc quốc tế.
Bằng TOEIC ( chứng chỉ TOEIC) là gì?
Nếu như IELTS, TOEFL yêu cầu bạn cả 4 kỹ năng Reading, Listening, Speaking, Writing trong cùng 1 kỳ thi đánh giá thì với TOEIC, bạn có thể chia kì đánh giá của mình thành 2 phần: TOEIC Reading Listening và TOEIC Speaking Writing. Hai kĩ năng nền tảng cũng là bắt buộc với TOEIC là TOEIC Reading Listening với thang điểm /990. Hai kĩ năng nâng cao và hoàn toàn có thể thi riêng, đăng kí riêng là TOEIC Speaking Writing với thang điểm /200.
Sau khi bạn tham dự bài thi TOEIC, bạn sẽ nhận được phiếu điểm báo cáo kết quả với các mục đã được phân tích chi tiết nhằm giúp thí sinh nhận biết được khả năng của mình trong mỗi phần thi. Nếu bạn muốn được cấp thêm bằng chứng chỉ TOEIC (có thể gọi là bằng TOEIC), bạn phải nộp thêm lệ phí để được cấp bằng. Tuy nhiên mọi người đều công nhận phiếu báo điểm này là số điểm TOEIC chính thức. Vì vậy nếu không cần thiết bạn hoàn toàn có thể dùng phiếu báo điểm này.
Lưu ý: Chứng chỉ TOEIC này có hiệu lực trong vòng 02 năm và được công nhận tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Vì không có mức điểm đỗ hay trượt trong bài thi TOEIC nên tất cả mọi người đều có chứng chỉ.
Nên học TOEIC khi nào?
Như tiêu đề bài viết đã ghi rõ quan điểm của mình : ” Hãy học TOEIC khi bạn là sinh viên năm 1, năm 2 “. Tại sao lại không phải là năm 3, năm 4 mới học rồi thi luôn vì kết quả của bài thi TOEIC có hiệu lực trong vòng 02 năm?
Thứ 1: Việc học tiếng Anh đòi hỏi sự tích lũy trong thời gian dài để các kỹ năng sử dụng tiếng Anh mới trở thuần thục. Học tiếng Anh không phải để đối phó mà để vận dụng, phục vụ cuộc sống.
Thứ 2: Năm thứ nhất và năm thứ hai đại học thường là những năm học ít vất vả nhất và đa số là môn đại cương không mấy quan trọng. Đây chính là lúc bạn có thể dành thời gian để học tiếng Anh một cách dài hơi, từ gốc và học một cách bài bản. Nếu bạn dồn sang năm 3, năm 4 khi đó bạn phải tập trung vào các môn chuyên ngành, các kiến thức quan trọng phục vụ cho tương lai, cuộc sống sau này của bạn, khi đó bạn phải đầu tư thời gian cho nó nhiều hơn. Vậy thời gian đâu để các bạn học tiếng Anh Toeic 1 cách bài bản nữa? Đó là chưa kể sẽ là tai họa hơn nếu bạn còn phải mất thời gian để thi lại hay học lại môn tiếng Anh. Hãy nhớ rằng ngay từ năm thứ hai trở đi, tiếng Anh đã phải trở thành một lợi thế đáng tự hào cho bạn, vì những cơ hội giao lưu, nghiên cứu, và cả công việc sẽ xuất hiện bất ngờ. Khi tiếng Anh là điểm mạnh thì bạn sẽ có ưu thế lớn nhất để nắm bắt được cơ hội.
Thứ 3: Kiếm thêm được nhiều cơ hội
Học lực giỏi chưa đủ vì để xét học bổng bạn cần thêm chứng chỉ tiếng Anh. Nếu bạn muốn được nhà trường dành cho suất đi trao đổi sinh viên sang nước bạn, bạn cũng cần ngoại ngữ. Suy cho cùng nếu muốn có những cơ hội tuyệt vời thì bạn phải cố gắng có được chứng chỉ Toeic càng sớm càng tốt.
Thứ 4: Được miễn học tiếng Anh
Chắc bạn chưa biết rằng các trường đại học vẫn thường tổ chức kiểm tra trình độ tiếng Anh đầu vào để phân các bạn vào những lớp với trình độ thích hợp. Nhưng nếu, bạn đã có chứng chỉ Toeic thì bạn sẽ không phải vất vả ngồi làm bài thi hay dành thêm vài năm để học tiếng anh trong trường nữa.
Thứ 5: Kiếm được việc làm thêm dễ dàng
So với các bạn cùng trang lứa thì nếu bạn có chứng chỉ Toeic, bạn có thể đi gia sư tiếng Anh, bạn có thể làm trợ giảng cho các trung tâm,… một cách dễ dàng. Đây là những công việc so với sinh viên thì lương không quá thấp mà lại an toàn. Còn không có tiếng anh, bạn có thể sẽ phải lăn lộn để đi làm phục vụ, buồn hơn là có thể dính phải đa cấp vì non trẻ và muốn có thêm thu nhập nhanh chóng.
Chẳng ai học thay bạn được. Chỉ có bạn mới là người duy nhất có quyền quyết định thái độ học tập, tần suất học, sự tập trung khi học, và cả tham vọng làm chủ tiếng Anh của riêng bạn. Vào đại học, tức là bạn đã trưởng thành, bạn cần học cách chịu trách nhiệm cho chính mình từ đây. Tiếng Anh bao vây cuộc sống của bạn, nhưng nó không chủ động tìm đến bạn. Bạn mới là người quyết định có tìm đến và làm chủ nó hay không.
Và khi đã quyết tâm chinh phục tiếng Anh, bạn sẽ nhận ra một điều thú vị nữa đó là bạn không cần nhiều tới trí thông minh cho lắm để làm chủ tiếng Anh. Cái bạn cần là sự bạo dạn, kiên trì và ý chí quyết liệt khi học. Tiếng Anh là môn học của chí nhiều hơn trí! Vì thế nó không đòi hỏi tố chất bẩm sinh nào, mà nó cần nỗ lực trong từng ngày của bạn. Bạn chính là người quyết định bao giờ bạn thành thạo tiếng Anh.
Mong rằng sau bài viết này bạn sẽ có sự lựa chọn và hướng đi đúng đắn nhất cho bản thân mình.
Hãy cùng NASAO đồng hành cùng bạn chinh phục mục tiêu 990+ nhé!!!
Edit: Hồng Thương