Động lực học tiếng Anh

Bạn ao ước giao tiếp tiếng anh thành thạo.

Bạn đặt cho mình những mục tiêu thật lớn lao.

Bạn cảm thấy rất quyết tâm chinh phục tiếng Anh.

Nhưng rồi…

Chỉ sau 1 tháng, 1 tuần, 1 ngày hay thậm chí ngay sau 30 phút ngồi vào bàn học, bạn thấy chán nản và mất hoàn toàn động lực để tiếp tục học.

Đây không chỉ là câu chuyện của riêng bạn đâu, mà đó là “tâm sự” của rất nhiều người học tiếng Anh.

May mắn thay, bạn đang ở đây, có nghĩa là bạn chưa hoàn toàn từ bỏ việc học tiếng Anh.

Hãy để tôi cung cấp cho bạn 17 bí quyết tạo và duy trì động lực học tiếng Anh để bạn luôn ngập tràn hứng khởi trong suốt hành trình chinh phục tiếng Anh.

Nhưng trước hết…

Bạn cần hiểu rõ động lực là gì, công thức và các nguyên lý cơ bản để tạo và duy trì động lực.

Động lực là quá trình tạo, dẫn dắt và duy trì các hành vi có mục đích.

Động lực là lý do khiến chúng ta hành động, dù đơn giản một hành động lấy một cốc nước để uống đỡ khát hay đọc một cuốn sách để có thêm kiến thức.

Vậy đâu là những nguyên lý then chốt để bạn quản lý nguồn động lực.

Công thức rất đơn giản:

Công thức động lực học tiếng Anh

Trong đó:

  • Expectancy – Kỳ vọng: Sự tin tưởng vào việc bạn sẽ hoàn thành mục tiêu
  • Value – Giá trị: Những thành quả đạt được nếu bạn hoàn thành mục tiêu
  • Impulsiveness – Cảm hứng nhất thời: Những yếu tố gây sao nhãng, mất tập trung
  • Delay – Trì hoãn: Những yếu tố khiến cho bạn không hoàn thành mục tiêu đúng thời hạn

Và như vậy để gia tăng động lực học tiếng Anh, bạn cần:

  • Luôn thúc đẩy sự tin tưởng vào khả năng của bản thân

  • Tăng cường giá trị của những thành công mà bạn đạt được nếu như hoàn thành mục tiêu

  • Loại bỏ tối đa tất cả yếu tố gây sao nhãng trong quá trình học

  • Nói không với trì hoãn bằng cách lên kế hoạch, chia nhỏ mục tiêu học tiếng Anh thành các đích đến ngắn hạn mà bạn có thể thực hiện ngay và thấy được thành quả nhất định

Dựa trên 4 nguyên lý này, 17 bí quyết ở phần tiếp theo sẽ giúp bạn duy trì động lực học tiếng Anh và động lực để làm tất cả những điều tốt đẹp mà bạn mong muốn!

Hãy khám phá!

1. Xoá bỏ định kiến về tiếng Anh để hoàn toàn tin tưởng vào bản thân

Khi bạn vẫn còn mang những suy nghĩ sai lầm về học tiếng Anh, thì bạn sẽ luôn cảm thấy tiếng Anh quá khó, quá phức tạp và dễ dàng đánh mất động lực học tiếng Anh.

Dưới đây là một số suy nghĩ sai lầm thường gặp nhất:

  • Để học giỏi tiếng Anh, cần phải có năng khiếu

Dường như càng thất bại nhiều lần, bạn càng cảm thấy câu nói này đúng. Đây là một quan niệm rất sai lầm.Ở Thụy Điển và Hà Lan, hầu hết mọi người nói nhiều hơn một ngôn ngữ. Đương nhiên là không phải tất cả họ đều có năng khiếu.

Hay là những vận động viên nước ngoài ở Bắc Mỹ thường học nói tiếng Anh nhanh hơn so với những người học trong một môi trường chính thức.

Không phải năng khiếu, kiên trì mới là chìa khoá giúp bạn học tốt tiếng Anh.

  • Để có thể giao tiếp tiếng Anh, phải phát âm chuẩn như người bản ngữ

Suy nghĩ này khiến bạn, đặc biệt với giai đoạn mới bắt đầu học tiếng Anh, sẽ sợ phát âm không chuẩn và ngại giao tiếp bằng tiếng Anh. Và chính điều này lại càng khiến bạn không “chịu”luyện tập giao tiếp tiếng Anh.

Trên thực tế, không phải tất cả những người nói tiếng Anh đều phát âm chuẩn như người bản ngữ. Khoảng 75% cuộc hội thoại tiếng anh là giữa những người không phải là bản ngữ và chỉ có 5% dân số thế giới nói tiếng anh bản ngữ mà thôi.

Bởi vậy, phát âm chuẩn như người bản ngữ là tốt, nhưng không phải là bắt buộc để bạn có thể giao tiếp tiếng Anh.

  • Để học giỏi tiếng Anh, cần phải học thật nhiều từ vựng

Bạn có biết là từ điển Oxford có bao nhiêu từ tiếng Anh?

Con số chính xác số từ đang được sử dụng là: 171.476

Chắc hẳn bạn sẽ nghĩ là cần phải học hết tất cả 17 vạn từ đó mới sử dụng được tiếng Anh thuần thục.

Không, bạn hoàn toàn không cần thiết phải học hết toàn bộ số từ vựng đó.

Theo một thống kê, bạn đã có thể làm chủ 90% nội dung tiếng anh với chỉ 1000 từ vựng. Bạn có thể tham khảo thêm 1000 từ tiếng anh thông dụng tại đây.

Bạn sẽ có thêm niềm tin vào bản thân hơn khi bạn gạt bỏ những ngộ nhận trên về tiếng Anh.

2. Thoát “ì” khi bạn biến việc học tiếng Anh trở thành một thói quen

Hình thành thói quen học tiếng Anh là yếu tố tiên quyết để bạn luôn duy trì được động lực học tiếng Anh bởi vì thói quen sẽ đánh đổ sự trì hoãn.

Bí mật của việc hình thành thói quen là gì? Mất bao lâu để một hành động trở thành một thói quen?

Để trả lời cho 2 câu hỏi này…

Hãy khám phá quy trình “3R” hình thành một thói quen dưới đây!

Bước 1: REMINDER – Tạo tín hiệu phát động

Tín hiệu phát động là một hành động nhỏ, chính xác hơn là một thói quen mặc định vốn có của bạn sẽ gắn liền với hành động mà bạn muốn hình thành thói quen.

Đầu tiên, bạn cần liệt kê 2 danh sách:

  • Danh sách những việc bạn luôn làm mỗi ngày, ví dụ: Tắm, đánh răng, đi giày, tắt đèn,…
  • Danh sách những việc luôn xảy ra với bạn, ví dụ: Nhận tin nhắn điện thoại, nghe 1 bài hát, kẹt xe,…

Tổng hợp 2 danh sách này bạn có cho mình những hành động có thể trở thành tín hiệu phát động cho một thói quen, đặc biệt là thói quen học tiếng Anh.

Ví dụ: Sau khi đánh răng, bạn sẽ luyện nghe tiếng Anh 30 phút.

Đánh răng là tín hiệu phát động, tín hiệu phát động tuy nhỏ, nhưng đó chính là sự khởi đầu cho thay đổi lớn.

Bước 2: ROUTINE – Bắt đầu thói quen bằng những điều đơn giản nhất

Hãy bắt đầu một thói quen từ cấp độ thấp, dần dần nâng cấp độ khó của hành động lên.

Ví dụ:

Tuần đầu tiên học tiếng Anh, bạn luyện tập thói quen mỗi sáng sau khi đánh răng, bạn sẽ luyện nghe 15 phút.

Tuần thứ 2: Bạn nâng thời gian lên 20 phút.

Và cứ thế nâng dần độ khó của thói quen để đạt đến mục tiêu mà bạn đã đặt ra.

Bước 3: REWARD – Nhận phần thưởng mà bạn đạt được

Con người có xu hướng lặp lại những việc khiến bản thân thấy vui.

Chính vì thế, sau mỗi hành động để hình thành thói quen học tiếng Anh, bạn cần có một phần thưởng nhỏ kèm theo.

Đơn giản là bạn tự khen bản thân hoặc thưởng cho bản thân một điều mà mình đang mong muốn vì dụ như xem một bộ phim, mua một cuốn sách, hay đi ăn một món bạn ưa thích…

Và con số thời gian để một hành động lặp đi lặp lại thực sự trở thành một thói quen là bao nhiêu?

Theo nghiên cứu của Tạp chí tâm lý học châu Âu, khoảng thời gian đó là 66 ngày.

Như vậy, để bạn biến việc học tiếng Anh thành thói quen, bạn cần nỗ lực duy trì sự lặp đi lặp lại trong suốt 66 ngày.

Và sau đó, hãy nhớ rằng, khi bạn cảm thấy mất hứng thú học tiếng Anh thì hãy thực hiện lại tín hiệu phát động, động lực học sẽ quay trở lại với bạn.

3. Thiết lập mục tiêu rõ ràng và khả thi: Kim chỉ nam để bạn loại bỏ sự trì hoãn và luôn duy trì sự tập trung

Thử thách quá khó, bạn sẽ dễ nản lòng, và ngược lại với thử thách quá dễ thì bạn cũng sẽ nhanh chán.

Tức là bạn phải có một mục tiêu đủ lớn để kích thích bản thân tiến lên, nhưng cũng cần những mục tiêu nhỏ để bạn có thể hoàn thành trong thời gian ngắn. Việc chia nhỏ mục tiêu có thể thực hiện ngay trong 1 khoảng thời gian ngắn giúp bạn không còn lý do để trì hoãn.

Khi bạn hoàn thành một mục tiêu nhỏ, điều đó sẽ củng cố niềm tin và động lực học tiếng Anh để bạn tiếp tục chinh phục những mục tiêu nhỏ tiếp theo.

Và cứ như vậy, từng bước từng bước bạn sẽ hoàn thành mục tiêu lớn mình đặt ra.

Việc xác định mục tiêu không đơn thuần chỉ là bạn đưa ra 1 mục đích của việc học tiếng Anh, ví dụ: Học để sử dụng tiếng Anh thành thạo, mà cần thực hiện theo các bước chi tiết như sau:

Bước 1: Bạn xác định mục tiêu học tiếng Anh lớn nhất mà bạn mong muốn đạt được

  • Xác định mình muốn gì

Đơn giản, bạn cần trả lời 3 câu hỏi sau:

  1. HAVE: Bạn muốn có gì? (ví dụ: 1 công việc trong tập đoàn đa quốc gia,…)
  2. ACCOMPLISH: Bạn muốn hoàn thành điều gì? (ví dụ: 1 tấm bằng MBA của nước ngoài, 1 chứng chỉ Ielts 7.0,…)
  3. EXPERIENCE: Bạn muốn trải nghiệm những gì? (ví dụ: 1 chuyến du lịch nước ngoài,…)
  • Xác định năng lực mình đang ở đâu

Có 2 cách để bạn kiểm tra trình độ bản thân:

Cách 1: Làm các bài test trình độ trên các trang web

Cách 2: Với các bạn có trình độ nhất định, muốn đánh giá chính xác năng lực của mình thì các bạn có thể tham dự thi lấy các chứng chỉ Toeic, Ielts, Toefl

Chứng chỉ Toeic, Toefl: Bạn đăng ký tại IIG

Chứng chỉ Ielts: Bạn đăng ký tại IDP Education Vietnam

  • Thiết lập mục tiêu dài hạn theo cấu trúc

Khi bạn đã hiểu rõ được mình muốn gì và khả năng của mình đang ở đâu, bạn sẽ xác định mục tiêu học tiếng Anh rõ ràng và khả thi cho bản thân.

Hãy viết ra mục tiêu của bạn theo cấu trúc sau:

Tôi muốn [đạt điểm chứng chỉ/ hoàn thành khoá học/ giao tiếp ở level thành thạo với người nước ngoài,…] trong vòng [x] tháng

Ví dụ: Tôi muốn đạt được 850 điểm Toeic sau 6 tháng.

Mục tiêu thiết lập phải có thời hạn, đo lường được và càng cụ thể thì bạn càng gần hơn với việc đạt được mục tiêu đó.

Bước 2: Mục tiêu dài hạn được chia nhỏ thành các mục tiêu ngắn hạn

  • Xác định lộ trình học cụ thể
  • Xác định thời hạn cho từng bước trong lộ trình

NOTE: Nếu bạn gặp khó khăn trong việc xác định lộ trình học. Bài viết Học tiếng Anh: Lộ trình toàn diện cho mọi đối tượng sẽ giải quyết giúp bạn vấn đề này.

4. Củng cố sự tự tin bằng cách đánh dấu sự tiến bộ của bạn qua từng ngày

Bạn cần lên kế hoạch chi tiết các nhiệm vụ (checklist) phải hoàn thành mỗi ngày.

Điều này giúp bạn xác định rõ bạn cần làm gì mỗi ngày và theo dõi được sự tiến bộ của bản thân qua từng ngày. Mỗi sự tiến bộ chính là một thành công nhỏ giúp bạn duy trì động lực học tiếng Anh.

Sau mỗi nhiệm vụ hay mục tiêu được hoàn thành, bạn hãy đánh dấu lại từng cột mốc dù nhỏ nhất. Để những lúc bạn chùn bước hay nản lòng, bạn chỉ cần nhìn lại hành trình bạn đã cố gắng, động lực học tiếng Anh sẽ hồi sinh trong bạn.

Chi tiết các bước tạo Checklist:

Bước 1: Xác định các nhiệm vụ cần làm mỗi ngày

Bước 2: Liệt kê chi tiết từng bước thực hiện

Bước 3: Định rõ kết quả cần đạt được trong mỗi bước

Bước 4: Đánh dấu hoàn thành mỗi khi bạn thực hiện xong 1 nhiệm vụ

Một điều nho nhỏ tôi muốn nhắc bạn: hãy ngừng so sánh bản thân mình với những người khác, bởi điều này sẽ triệt tiêu động lực học tiếng Anh trong bạn. Bạn chỉ nên so sánh với chính bản thân mình của ngày hôm qua. Thành công chính là mỗi ngày mới bạn đều tốt hơn ngày hôm qua.

5. Lựa chọn một khóa học để tạo môi trường học tập liên tục, hạn chế tối đa sự sao lãng giúp bạn “vượt lười”

Một môi trường học tập tốt sẽ thúc đẩy bạn học tập liên tục và tránh được các yếu tố gây mất tập trung và duy trì động lực học tiếng Anh.

Cách tốt nhất để có một môi trường học tập lý tưởng đó là tham gia các khoá học.

Hiện nay có rất nhiều hình thức học tiếng Anh: online/ offline, lớp học số lượng lớn hay các lớp học 1:1 theo nhu cầu, giáo viên Việt Nam hay giáo viên bản ngữ,…

Tuy nhiên, dù là hình thức nào, một khóa học lý tưởng cần hội đủ các tiêu chí sau:

  • Lộ trình học cụ thể và phù hợp với năng lực của bạn: Chương trình học cũng như lộ trình của khóa học phải chi tiết đến từng giờ học, bạn sẽ học gì, kết quả đạt được là gì.

  • Phương pháp của khoá học phải có cơ sở khoa học và đã được chứng minh có hiệu quả. Dưới đây là danh sách các phương pháp học tiếng Anh hiện nay đang mang lại hiệu quả vượt bậc:

  • crary english và eng breaking

    Thời gian học linh hoạt, phù hợp với thời gian biểu của bạn.

  • Học viên được hỗ trợ tận tình và chu đáo: Sau khi học viên mua khóa học thì rất nhiều trung tâm “bỏ rơi” học viên, né tránh – phớt lờ việc hỗ trợ học viên. Hệ thống hỗ trợ cần ít nhất những yêu cầu sau: Hệ thống email gửi tài liệu, bài tập, nhắc lịch; Tổng đài hỗ trợ nhanh – tận tình.

  • Chi phí tài chính hợp lý: Bạn cần tìm hiểu một vài trung tâm, với cùng một mục đích học – chất lượng đào tạo, để so sánh và chọn một khóa học với mức học phí trong khả năng chấp nhận được.

Nếu bạn chưa chọn được một khóa học lý tưởng, hãy để tôi gợi ý với bạn 1 khóa học đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trên.

 6. Triệt tiêu 100% sự sao lãng với phương pháp tự học “chất lừ”

Bước 1: Chọn một nhiệm vụ học tiếng Anh cần phải hoàn thành

Bước 2: Đặt báo thức 25 phút

Bước 3: Tập trung cao độ học tập trong 25 phút mà không để bị gián đoạn bởi bất cứ yếu tố nào

Bước 4: Sau khi hết 25 phút, bạn nghỉ 5 phút

Hãy học thật tốt!

Đức Aslan

 

Tags:
Zalo
Messenger
Form liên hệ

Đăng ký nhận tư vấn

    Vui lòng để lại thông tin để Nasao trực tiếp tư vấn cho bạn.