Chương 5: Đi làm thêm “kiểu sinh viên” có thực sự có được cái kinh nghiệm mà nhà tuyển dụng cần.

Đi làm thêm kiểu sinh viên có thực sự có được cái kinh nghiệm mà nhà tuyển dụng cần. Đây là câu hỏi mà tất cả các bạn sinh viên đang muốn tìm cấu trả lời khi đi làm. Hãy tham khảo bài này để tìm ra câu trả lời cho chính mình nhé.

Đã đi làm vì kinh nghiệm hãy chọn người leader thực sự.

Tại sao sinh viên đi làm thêm nhiều? 

Muốn có thêm thu nhập để tiêu: Vì với chúng ta chẳng biết bao nhiêu là đủ. Con gái cũng cần mua cần áo, cũng cần bạn cần bè, cũng không phải cứ tiết kiệm là tốt. Nên cái việc đi làm có tiền thêm nó đánh đúng vào như cầu thực tế của các bạn.

Để cho bản thân được va vấp và tiếp xúc nhiều hơn. Dù bạn làm công việc gì thì chắc chắn bạn cũng có tiền nghĩa là có lợi ích. Có lợi ích đi đôi với trách nhiệm được yêu cầu làm theo mong muốn của chủ và chắc chắn là bạn thiếu kinh nghiệm rất nhiều nên sẽ hay bị la bị mắng, mất đồ, mất hàng bạn phải bị đền. Bạn sẽ không thể lên từ đó cái này tốt cho các bạn đấy cũng chính là giá trị lớn nhất từ việc đi làm thêm mang lại. Bạn bán hàng cho các quán quần áo, giày dép. Bạn phải tư vấn cho khách, xử lý từ chối,  hiểu văn hóa của quán, hiểu ý của chị chủ, rồi phải quản lý, kiểm kê hàng, thường hay bị người ta nghi ngờ về sự thiếu trung thực rồi phải sắp xếp thời gian giữa học và làm sao cho hợp lý. Tự nhiên bạn sẽ biết quý giá thời gian đi làm của bạn hơn.  Bạn gặp sẽ gặp những người có tiền chứ không phải sinh viên còn phụ thuộc kinh tế, suy nghĩ của họ khác và đi trước bạn nhiều. Qua việc làm thêm bạn sẽ tích lũy được bao nhiêu kinh nghiệm quý giá. Mình từng biết có nhiều bạn sinh viên VNUA đi làm cho quán quần áo được 5 đến 7 triệu một tháng, Nó là quá tuyệt vời đối với sinh viên khi mà hầu hết các bạn của bạn ấy còn đang ăn bám,  còn ngủ tận 9 đến 10h mỗi sáng thì bạn ấy phải dậy sớm, giặt quần áo của đêm hôm trước, ra cửa hàng mở cửa và làm cho đúng và đủ giờ để chiều còn đi học trên lớp. Bạn ấy giường như giống một người đi làm rồi. Khi mọi người còn phải xin mẹ tiền mua cái rất nhỏ thì bạn tự mua điện thoại, tự trả tiền nhà, tự mua đồ ăn, tự đi du lịch, đó mới chính là sự tự lập. Và đôi khi đơn giản là bạn ấy không và không bao giờ muốn phụ thuộc vào ai cả. Tất nhiên cũng có nhiều mặt trái lắm mình sẽ phân tích ở phần bất lời. 

Vì gia đình quá khó khăn: Trường hợp này nghĩa là hoàn cảnh ép bạn ấy phải trưởng thành sớm. Có nhiều kiểu sinh viên đi làm nhưng không phải ai cũng đi làm vì tiền. Có người vì họ thích lao động, có người vì họ quá chán ở nhà, quá chán việc học thì việc đi làm có bạn có bè được giao tiếp tốt hơn chứ. Bố mẹ làm nông nuôi ba chị em ăn học, mình đi dạy gia sư từ rất sớm hai lớp liền để có tiền đóng tiền nhà, điện, nước, mạng, tiền sinh hoạt phí chung, đi 2 chuyến xe bus từ Nhổn (Từ Liêm) sang Hà Đông say xe mờ mắt chóng mặt buồn nôn nhưng vẫn ngậm lát gừng để đi, Vì đi sẽ được 100k cho lớp lớn và 70k cho lớp nhỏ. Về có khi đủ ăn cả tuần với lại mình biết Bố mình đi phụ hồ ngày cũng có 150k, mình kiếm 170k còn ngồi trong phòng mát cơ mà.

 

Những cái được mình kể rồi, còn những cái mất thì sao:                 

Học kém : Nhiều bạn ham làm quá chẳng có thời gian học, bởi đơn giản đi làm cũng mất cả 6-7 giờ mỗi ngày, kể cả đêm được về sớm bạn cũng chỉ muốn ngủ. Muốn nghỉ ngơi chứ đâu còn đủ sung sức mà học bài vở nữa rồi kết quả kì một kém. Sang kì hai có kém bạn cũng cảm thấy bình thường rồi mặc dù cấp ba bạn học rất giỏi nhưng vì vạn sự khởi đầu nan, bạn kém ngay từ kỳ đầu và rồi bạn nghĩ học đại học không giống cấp ba, giáo viên thì xa cách, lớp thì đông và phân tán do học cơ chế tín chỉ. Bạn thấy nó không đoàn kết và được ghi nhận như thời cấp ba. Rồi bạn tìm tới đi làm thêm, bạn lơ là việc học: kì một còn sợ điểm C, D; sang các kì sau chỉ mong qua rồi điểm kém quá. Rồi bạn cũng chán cả đến giảng đường, ngại thi tất cả từ giữa kì cuối kì, Nó như là bi kịch với bạn vậy. Và có những chuyên ngành như Thú y, Chăn nuôi, bạn mà mất đi cái kiến thức nền tảng các môn quan trọng đại cương sau này bạn mất đi cái cơ sở ngành của nó sau này muốn bù cũng không được. 

 

Không có thời gian học tiếng Anh

Đi làm thêm đồng nghĩa tối là bận, và trung tâm tiếng Anh và buổi tối, bạn sẽ không đủ quỹ thời gian, và rồi có thu xếp được bạn cũng không thể làm tốt ba việc cùng một lúc, học trên trường, học tiếng Anh và đi làm thêm, công với việc học gì thì học bạn có thời gian nghiên cứu và ôn luyện, rồi bạn nghĩ bạn đi làm một tháng được 1.5 đến 3 thậm chí có bạn được cả gần 10 triệu nhưng rồi bạn sẽ thấy rằng, kiếm được bao nhiêu cũng sẽ tiêu hết, chẳng ai hỏi lúc là sinh viên bạn có bao nhiêu tiền cả, nhưng nếu bạn được 700 TOEIC là bạn nổi bật rồi, có tiếng Anh tốt việc kiếm việc sau này tốt hơn lương của bạn 10 củ tháng còn ngu tiếng Anh bạn chỉ lìu tìu được 4 đến 5 triệu thôi, chênh lệch mỗi tháng giữa hai trường hợp sau khi ra trường chắc bạn cũng hiểu được những gì bạn kiếm được lúc đi làm thêm sinh viên là rẻ như thế nào chưa. Khi ra trường bạn áp lực phải xin được việc, dù lúc đó bạn nhận thức sâu sắc sự quan trọng của tiếng Anh rồi nhưng muốn đi học cũng đâu có dễ, bạn mất gốc, bạn cần ít nhất năm trời học may ra mới đột phá, đi học tuần 3 buổi tối, làm bài tập, trong khi lúc ra trường bạn là người đi làm lại còn đi học, buổi tối người ta đi ăn BBQ, đi lẩu, đi Karaoke, sinh nhật, bạn cũng không thể không bị chi phối được, rồi bỏ bê giữa chừng, vì máu mê muốn làm, vậy là cơ hội giỏi tiếng Anh của bạn khép lại ⅔ sau khi bạn ra trường. Tin mình đi, mình gặp quá nhiều bạn sinh viên năm cuối mới lọ mọ đi học, lúc đó nhiều việc ập tới đi làm thôi cũng mệt rồi chứ đừng nói gì là đi học tiếng Anh thêm. 

 

Những kinh nghiệm đó có thực sự nhà tuyển dụng cần:

 

Có một bạn sinh viên khoa thú y làm phụ bếp ở quán bún đậu mẹt gần nhà mình, 3 năm nay mình vẫn thấy bạn ấy làm ở đó, hình như là 15k/1h. Công việc của bạn ấy là rán đậu, bưng bê tiếp khách dọn rửa, bạn ấy rất chăm chỉ và có vẻ cũng không mấy càu nhàu về công việc ấy. Hôm sang ăn bún mình có hỏi và định chia sẻ với mọi người. Có bài điều bất cập như sau:

Bạn ấy là sinh viên khoa Thú y, liệu việc có kinh nghiệm làm việc 2,3 năm trong quán nhỏ bún đậu có thực sự giúp bạn ấy có kinh nghiệm mà sau này phục vụ cho chuyên ngành của bạn ấy?

Có ai ghi trong hồ sơ xin việc là em có 2 năm kinh nghiệm chạy bàn không? ( trừ khi bạn muốn ứng tuyển làm ở nhà hàng vị trí tương tự hoặc trừ khi bạn muốn mở quán).

Tiền rồi sau tất cả cũng có còn lại là bao nhiêu. Sau những năm tháng đi làm đó, tiền có còn lại không? làm được tiêu cũng lả tả, rồi cuối cùng, chẳng có thời gian đi học tiếng Anh, chẳng có chu toàn cho việc học trên trường. Thay vào đó, có thể trong 4 năm đó, bạn xin tiền bố mẹ nhưng bạn học TOEIC được 700, tiếng anh giao tiếp của bạn tốt, sau này bạn sẽ làm ra khối chỗ hơn chỗ đó. Cái kinh nghiệm ở đây nó rộng và nó cũng ảo lắm. Năng động ảo, kinh nghiệm ảo và chỉ có thời gian, thanh xuân mất đi là thật thôi. 

Thanh xuân thì quá ngắn mà xã hội lại quá khắc nghiệt. Nếu không tỉnh táo, nhìn lại chẳng có gì. 

Zalo
Messenger
Form liên hệ

Đăng ký nhận tư vấn

    Vui lòng để lại thông tin để Nasao trực tiếp tư vấn cho bạn.