Đam mê và sở thích của bạn là gì? Làm thế nào để xác định được niềm đam mê của bản thân

Đam mê (passion) và sở thích của bạn là gì? Làm thế nào để xác định được niềm đam mê của bản thân. Bài viết giúp các bạn những nguyên tắc tìm kiếm đam mê của bản thân, đam mê trong đời bạn. cũng như cách phân biệt giữa đam mê và sở thích.

Đam mê và sở thích của bạn là gì? Làm thế nào để xác định được niềm đam mê của bản thân
Đam mê và sở thích của bạn là gì? Làm thế nào để xác định được niềm đam mê của bản thân

Có bao giờ bạn hỏi đam mê là gì mà con người ta phải mất công tìm kiếm? Mỗi người có cách định nghĩa khác nhau về đam mê, nhưng với tôi thì đam mê là cái khiến bạn sống vì nó, hành động vì nó một cách mạnh mẽ và nhiệt huyết nhất, sáng suốt nhất. Trong bài viết này tôi xin đưa ra quan điểm cá nhân của tôi về Đam mê & Sở Thích cũng như cách để tìm kiếm đam mê thực sự của mình

Phân biệt đam mê và sở thích

Nhiều người trong chúng ta luôn cố gắng theo đuổi một điều gì đó trong cuộc đời, có người gọi đó là đam mê, có người gọi đó là  sở thích. Vậy sở thích và đam mê khác nhau như thế nào? Tại sao lại có sự phân biệt giữa đam mê và sở thích

Đam mê

Có bao giờ bạn hỏi đam mê là gì mà con người ta phải mất công tìm kiếm? Mỗi người có cách định nghĩa khác nhau về đam mê, nhưng với tôi thì đam mê là cái khiến bạn sống vì nó, hành động vì nó một cách mạnh mẽ và nhiệt huyết nhất, sáng suốt nhất. Hay nói cách khác, khi sống với đam mê bạn có thể làm việc quên ăn, quên ngủ. Dường như có một luồng năng lượng vô hình lúc đó hướng dẫn bạn làm việc bạn phải làm

Sở thích


Sở thích là khi bạn thích làm một điều gì đó nhưng lại không chấp nhận được cái giá phải trả cho việc bạn làm như thất bại, bạn bè, thầy cô chê bai..

Ví dụ như: bạn thích sáng tác nhạc, thích được hát, khi những bản nhạc đó của mình không được ai hát, không được khán giả đón nhân, khuyến khích thì bạn sẽ cảm thấy thất vọng và từ bỏ nó. Đơn giản chỉ bởi vì bạn mới thích viết chỉ không phải đam mê

Không ai nói rằng sở thích không đủ sức mạnh để làm nên đam mê nhưng nếu sở thích bị thất bại quật ngã nó sẽ chẳng làm nên niềm đam mê đủ lớn! Bất kỳ ai có một đam mê để theo đuổi trong đời đều có những hạnh phúc vô giá không gì đánh đổi được

Tìm kiếm đam mê

Cảm giác hạnh phúc tuyệt đỉnh chỉ xuất hiện khi chúng ta chinh phục được niềm đam mê với đầy thử thách và mạo hiểm, đủ khó khăn để kích thích nghị lực và ý chí, đủ gian nan để quyết tâm thực hiện. Thành công đó mới thực sự hạnh phúc đến tuyệt đỉnh. Những ai theo đuổi niềm đam mê mới có được những khoảnh khảnh vô giá ấy. Nhưng mấy ai đã có cho mình 1 niềm đam mê để sống vì nó, vẫn còn đó những người chưa xác định cho mình 1 đam mê, họ suốt ngày bị cuốn vào vòng xoáy của cơm –áo – gạo – tiền. Vậy bạn đã xác định cho mình đam mê chưa. Sau đây là những cách để bạn xác định và theo đuổi đam mê của mình

Thời gian

Trước tiên, việc tìm kiếm đam mê sẽ cần có thời gian và bạn rất khó biết được đam mê của mình chỉ trong thời gian ngắn, trừ một vài trường hợp “cá biệt”. Điều quan trọng là hãy bắt đầu sớm nhất có thể vì như thế bạn có thể tiết kiệm được thời gian của mình và tránh phải làm những việc mình không thích. Và một lời khuyên dành cho bạn là “Hãy làm tốt nhất công việc hiện tại của bạn thì đam mê sẽ đến với bạn”

Thử và sai

Bạn đang băn khoản liệu đó có phải là đam mê của mình hay không, hay đó chỉ là sở thích nhất thời. Tại sao bạn không thử đi, không hành động làm sao bạn biết kết quả được .

Để tìm ra đam mê, liệu chúng ta có nên ngồi một chỗ mà suy nghĩ và chờ đợi đam mê đến với mình hay không? Tôi không ủng hộ việc này vì như thế thì không biết bao giờ đam mê mới đến với chúng ta, có khi tới già bạn cũng chưa tìm cho mình 1 niềm đam mê nào cả. Chúng ta nên tiến về phiá trước, chọn một việc nào đó mà ta muốn làm hoặc hoàn cảnh bắt buộc phải làm. Nếu không phù hợp thì lại chuyển qua việc khác. Dần dần, những trải nghiệm thực tế sẽ “mách nước” cho chúng ta biết mình thích gì. Hoặc ít nhất chúng ta biết cái gì chúng ta không thích làm. Việc thử và sai này có thể đẩy bạn vào những hoàn cảnh thử thách giúp bạn phát hiện ra những tiềm năng tiềm ẩn bên trong mình. Và biết đâu đấy là lúc bạn biết mình muốn làm gì nhất. ”Luôn có ánh sáng phía cuối đường hầm”.

Xây dựng niềm tin


Đã bao giờ bạn đặt niềm tin vào việc nào đó mà bạn làm nhiều lần nhưng toàn thất bại, nhưng bạn vẫn đặt niềm tin vào nó, bởi vì bạn biết rằng lần tiếp theo mình sẽ thành công .
Bạn có bao giờ làm việc gì bất chấp hậu quả? Đó có thể là đam mê của bạn vì chỉ có đam mê mới khiến con người bạn hành động như vậy. Đáng tiếc là những người xung quanh chúng ta như cha mẹ, bạn bè, thấy cô.. thường khuyên nhủ chúng ta nên từ bỏ việc đó thay vì động viên, ủng hộ chúng ta hành động thông minh hơn hay khám phá bản thân nhiều hơn. Thế là sẽ có bạn từ bỏ và sẽ chẳng bao giờ làm lại được. Đó là do thói quen của chúng ta được hình thành từ nhỏ, luôn được gia đình bao bọc, che chở mỗi khi chúng ta sai. Gia đình không cho phép chúng ta mạo hiểm với những trải nghiệm mới, mục tiêu mới mà hãy an toàn với mục tiêu mà gia đình bạn đã chọn sẵn cho chúng ta. Trước tiên hãy đặt 100% niềm tin của mình vào con đường , mục tiêu mà mình đã lựa chọn, bởi vì chỉ có bạn mới tin bản thân bạn, nếu bản thân bạn không tin bạn thì không ai có thể tin bạn được.

Câu chuyện về cô bé không học đại học mà phiêu lưu khắp thế giới với 700 USD

Một cô gái ưa thích phiêu lưu, mạo hiểm vượt qua mọi giới hạn thông thường, Huyền Chip đã tự mình đi tới 25 nước với số tiền ban đầu 700 USD. Kỳ tích của cô đã khiến nhiều người sửng sốt và ngưỡng mộ. Hơn nữa từ chuyến đi vòng quanh thế giới đó, cô đã viết một cuốn sách để đời mang tên “Xách ba lô lên và đi”. Mục đích của cuốn sách kể lại những trải nghiệm mà Huyền Chip đã gặp và điều quan trọng hơn cô bạn cho biết: “Tôi viết, vì tôi mơ ước có một cuốn sách đề tên mình. Tôi mong rằng cuốn sách này sẽ phần nào truyền được cảm hứng và động lực cho các bạn theo đuổi ước mơ của mình, dù ước mơ đó là đi hay là bất cứ việc gì”.

Xây dựng kế hoạch hành động

Khi bạn đã đặt niềm tin vào mục tiêu mà mình đã lựa chọn rồi thì công việc tiếp theo của bạn đó là xây dựng cho mình một kế hoạch để hoàn thành mục tiêu đó.

Có một câu nói “Không chuẩn bị nghĩa là bạn đang chuẩn bị cho thất bại” Nếu bạn muốn làm một việc gì đó mà bạn thích, hãy lên kế hoạch hành động nhằm đạt được những mục tiêu đó. Việc này giúp bạn dễ dàng hơn để đạt được những mục tiêu to lớn hơn sau này. Lên kế hoạch để hoàn thành từng mục tiêu nhỏ, bởi vì khi bạn hoàn thành những mục tiêu đó nhỏ, đó sẽ là những tiền đề, nấc thang để bạn hoàn thành những mục tiêu lớn hơn trong tương lai.

Giá trị bản thân

Có bao giờ bạn tự hỏi bản thân mình rằng, mình sinh ra trên đời này để làm gì? Sứ mệnh của chúng ta là gì? Chúng ta sinh ra để sống hay là để tồn tại đây? Và hiện tại chúng ta đang sống hay đang tồn tại ?

Đó là câu hỏi mà mỗi người chúng ta nên tự hỏi bản thân mình . Hãy phát huy ưu điểm, sở trường của mình và hạn chế khuyết điểm của bản thân, không ai sinh ra là hoàn hảo cả. Bạn đang lo lắng về xuất phát điểm của mình so với những người khác, cảm thấy mình yếu kém, vậy bạn đã nhận ra ưu điểm của mình so với những người khác chưa. Tôi dám chắc rằng bạn sẽ nói rằng mình không có. Vâng đó là do thói quen chúng ta hình thành từ nhỏ, mỗi lần làm sai việc gì đều bị gia đình, bạn bè, thầy cô chê bai cho rằng mình kém cỏi,.. những tác động đó sẽ ăn sâu vào tiềm thức của bạn tạo thành thói quen, khi lớn lên bạn chỉ thấy toàn những khuyết điểm của mình chứ không thấy ưu điểm của mình. Giá trị bản thân không nằm ở chỗ bạn có bao nhiêu tiền, mà nằm ở chỗ bạn được người khác thừa nhận như thế nào và giá trị mà bạn mang lại cho cộng đồng như thế nào. Hãy nhớ rằng “Khi bạn ra đời bạn khóc còn mọi người mỉm cười, hãy sống sao cho khi bạn ra đi bạn luôn mỉm cười và mọi người khóc”

Tìm niềm cảm hứng

Cảm hứng chính là nhiên liệu để niềm đam mê luôn cháy mãi trong con người bạn. Nếu ví niềm đam mê như ngọn lửa thì nguồn cảm hứng chính là nhiên liệu để ngọn lửa ấy cháy mãi. Vậy ai có trách nhiệm nuôi dưỡng niềm đam mê của bạn bằng nguồn cảm hứng đấy? không ai khác chính là bạn, và nếu như bạn không làm như vậy thì hãy tin tôi, một thời gian trôi qua, niềm đam mê sẽ trở nên xa cách đối với bạn, thỉnh thoảng nó mới ghé thăm bạn thôi. Bạn sẽ làm gì để không ngừng khơi dậy niềm đam mê trong cuộc sống của mình? Bạn sẽ tiếp thêm nguồn cảm hứng nào cho đam mê của mình. Vậy cách nào để tự truyền cảm hứng cho mình. Tôi xin mang đến cho bạn 4 phương pháp để tự truyền cảm hứng cho mình để duy trì ngọn lửa đam mê mãi trong bạn

Đầu tư vào cảm hứng

Chúng ta được ban tặng cho 3 tài sản quý giá đó là thời gian, tài năng, của cải và bạn lựa chọn đầu tư nó như thế nào vào niềm đam mê đó là quyền của bạn, không ai bắt bạn phải đầu tư thời gian như thế nào, của cải như thế nào,…

Tiếp nhận nguồn cảm hứng

Hãy chọn cho mình 1 người thầy, 1 người có cùng niềm đam mê với bạn, học hỏi kinh nghiệm từ người thầy, cách người thầy của mình tìm kiếm đam mê, và chinh phục đam mê, những khó khăn mà người thầy này gặp phải trên con đường chinh phục đam mê

Hãy gặp những người truyền cảm hứng, bởi họ biết cách truyền cảm hứng cho bạn 1 cách tốt nhất để bạn luôn giữ lửa trong người

Cộng hưởng cảm hứng

Càng hướng đến những điều lớn lao bao nhiêu, chúng ta càng có nhiều cảm hứng bấy nhiêu. Hãy tham gia nhiều vào những môi trường, CLB kỹ năng để tinh thần luôn hưng phấn, gặp gỡ nhiều người tích cực, hỏi hỏi kinh nghiệm từ những người bạn tích cực

Tìm cảm hứng từ sự tưởng tượng

Sức mạnh của trí tưởng tượng là tài sản vô giá mà con người chúng ta sở hữu, nhưng chúng ta chưa biết cách khai thác chúng đúng mức.

Bất kể niềm đam mê của bạn là gì, hãy cởi trói cho trí tưởng tượng của bạn bay bổng để nó truyền cảm hứng cho bạn theo đuổi mục tiêu và biến giấc mơ của bạn thành hiện thực

Hãy luôn giữ mãi ngọn lửa đam mê trong con người bạn. Để kết thúc bài viết này tôi chợt nhớ tới 1 câu nói mà nhân vật Rancho trong phim 3 Chàng Ngốc nói, nó khiến tôi nhớ mãi

“HÃY THEO ĐUỔI ĐAM MÊ – THÀNH CÔNG SẼ THEO ĐUỔI BẠN”

Tags:
Zalo
Messenger
Form liên hệ

Đăng ký nhận tư vấn

    Vui lòng để lại thông tin để Nasao trực tiếp tư vấn cho bạn.