Wake up: thức dậy
- Là từ ám chỉ việc thức dậy, dừng ngủ và mở mắt ra nhưng chưa ra khỏi giường.
- Việc tỉnh giấc này có thể diễn ra tự nhiên khi bạn không còn muốn ngủ nữa.
VD: I always wake up at 7:00AM (Tôi thường tỉnh giấc lúc 7 giờ sáng)
He usually wake up late. ( Anh ấy thường thức dậy muộn)
- Việc tỉnh giấc này có thể do thứ gì đó (something) hay ai đó (someone) tác động lên bạn. Khi đó, cụm từ này thường được dùng theo dạng “wake someone up”.
VD: The sound of the baby crying woke me up. (Tiếng trẻ em khóc đã đánh thức tôi).
My dog often jumps on my bed and wakes me up. (Con chó của tôi thường nhảy lên giường của tôi và làm thôi thức giấc).
Get up: thức dậy, đứng lên và ra khỏi giường
- Sử dụng “get up” để nói về hành động tỉnh dậy, tại thời điểm khi ra khỏi giường ngủ và bắt đầu ngày mới.
VD: I first thing I do when I get up is go to the toilet. (Việc đầu tiên tôi làm sau khi tôi thức đậy là đi vào nhà vệ sinh)
This morning I got up earlier than normal. (Sáng hôm nay tôi thức dậy sớm hơn thường ngày)
Như vậy, bạn phải “wake up” rồi mới có thể “get up” được. “Wake up” là trạng thái tỉnh giấc còn “get up” là hành động thức dậy, đứng lên. Trong tiếng Việt chúng ta đều gọi chung là thức dậy mà không dùng hai động từ riêng để phân biệt. Tưởng tượng cảnh con cái hay phân trần với bố mẹ về việc dậy muộn là “Con dậy rồi nhưng chưa ra khỏi giường”. Đây là trường hợp mà đã “wake up” nhưng chưa “get up”. Bạn có thể hiểu hơn sự khác nhau giữa hai động từ này qua câu:
- I wake up at 6.00 AM and get up 10 minutes later. ( Tôi thức dậy vào lúc 6 giờ sáng nhưng 10 phút sau tôi mới ra khỏi giường).
- I wake up around 8 o’clock but I don’t get up until around 8:30. I like lying in bed watching Tiktok before I start. (Tôi thức dậy khoảng 8 giờ nhưng mãi đến 8 giờ 30 tôi mới dậy. Tôi thích nằm trên giường xem Tiktok trước khi dậy hẳn).
Chúc các bạn học tập thật tốt!!!
_By Mai Hiên_