“Biến Tính năng thành Lợi ích” – phương thức Marketing bạn nên biết.

 “Biến Tính năng thành Lợi ích” là một phương thức Marketing hiệu quả mà các nhà Marketing đã và đang sử dụng dạo gần đây. Phương thức này giúp bạn có thể thay đổi được cách thức quảng bá sản phẩm truyền thông của mình, giúp các sản phẩm truyền thông thu hút người xem hơn và mang lại được doanh thu cho việc bán hàng. Một ví dụ về phương thức Marketing này là câu chuyện của người sản xuất mật ong trong buổi học với thầy Phạm Thành Long. 

 Nói về người sản xuất mật ong, ông chỉ dùng phương thức chia sẻ rất cơ bản là quay lại quá trình sản xuất và chia sẻ kinh nghiệm của mình về mật. Và cũng chưa biết cách xây dựng chuỗi video, thumbnail( ảnh bìa video), và các tiêu đề thu hút người xem, dẫn đến ông cũng không thể bán được mật thông qua cách truyền thông “thô sơ” này. 

 Khi trình bày câu chuyện của mình với thầy Phạm Thành Long, thầy nhanh chóng nhận ra vấn đề và giúp ông hiểu được vấn đề và cách chính sửa những lỗi của mình. Đầu tiên, hãy viết sách hướng dẫn và chia sẻ để tăng uy tín của bản thân. Tiếp theo, cần phải xây dựng được kịch bản trong chuỗi video để đăng tải lên Youtube.Trong chuỗi video Marketing 28 ngày của thầy, có 4 nhóm kịch bản video chia làm 28 kịch bản nhỏ. 

 Các nhóm kịch bản bao gồm:
1. Đứng trên vai người khổng lồ.”

 Nói về câu chuyện và ý kiến của những người sử dụng sản phẩm. Và trong trường hợp này là dùng đến tên người nổi tiếng sử dụng ong hay mật ong.

Ví dụ: Phạm Thành Long sử dụng mật ong như thế nào? – Sự sáng tạo trong việc sử dụng mật ong của gia đình Phạm Thành Long. -> Video đầu tiên sẽ thu hút vì chính cái tên Phạm Thành Long – người có sức ảnh hưởng trong thị trường, dùng chính câu chuyện và ý kiến của thầy để làm niềm tin cho người tiêu dùng.

  • [ Người nổi tiếng] – “Tiết lộ” [n] cách đạt được [thành tựu] rất dễ thực hiện

2. “Bạn có muốn điều gì đó mà thị trường tìm kiếm?”.

 Ta cần hiều và biết thị trường cần, tìm kiếm điều gì để có thể có thể tạo được sự thu hút của thị trường, khiến họ quan tâm đến “kênh” của mình. Trong những buổi đầu, thị trường luôn là thị trường lạnh nên sẽ không đề cập đến sản phẩm bán. 

Ví dụ: Bạn có muốn nâng cao sức đề kháng? – Video này sẽ không xuất hiện mật ong nữa, vì ta đã có được sức ảnh hưởng từ người nổi tiếng nên dựa vào các tính năng đó để làm sản phẩm tiếp theo.

  • Bạn có muốn [điều gì đó mà thị trường tìm kiếm]

3. “Tại sao tôi không làm điều gì đó thông thường nữa?”.

 Ở đây ta thấy “làm điều gì đó thông thường” là cái mà thị trường tìm kiếm, khi ta thêm chữ KHÔNG vào, thị trường vẫn tìm kiếm điều này, và điều thông thường này chắc chắn vẫn sẽ hiện ra, nhưng lại thu hút người xem nhiều hơn vì nội dung như muốn phủ định những điều hiển nhiên gây tò mò cho người khác.

Ví dụ: Tại sao tôi không còn ăn bánh mì chấm sữa nữa? Tại sao tôi không còn ăn phở nữa? Ở phần nội dung sẽ nhắc đến việc Vì tôi chuyển sang ăn bánh mì chấm mật ong hay Vì tôi ăn mật ong vào mỗi buổi sáng… Phần nội dung trong video sẽ trả lời cho câu hỏi ở phần tiêu đề một cách hợp lý và tiêu đề sẽ thu hút được người xem.

  • Tại sao tôi [không làm cái gì đó thông thường] nữa

4. “Số mẹo nhanh để đạt kết quả mong muốn” ở phần này sẽ thiên về các tips, các hướng dẫn cho thị trường sử dụng sản phẩm nào đó một cách hợp lý và ĐÚNG.

Ví dụ: 3 mẹo nhanh để mật ong không đông. (liên quan đến kiến thức chuyên ngành)

  • [Số] mẹo nhanh để [Kết quả muốn đạt]

5. “Ngừng thói quen cũ – hãy bắt đầu hành động mới” 

Ví dụ: Hãy ngừng cho mật ong vào tủ lạnh mà hãy bảo quản bên ngoài. (vẫn liên quan đến kiến thức).

  • Ngừng [thói quen cũ]  mà hãy bắt đầu [hành động mới]

6. “Nhóm người bạn hướng đến hành động để đạt được lợi ích”

Ví dụ: Tại sao các bà mẹ lại cho con ăn mật ong? Nội dung liên quan đến công dụng mật ong. 

  • Tại sao [nhóm người bạn hướng đến] lại [hành động] để đạt được [lợi ích mong muốn].

7. “Những lời khuyên cho ai đó không muốn nỗi đau” video sẽ có nội dung đánh đến những người trong thị trường tiềm năng bạn đang hướng đến, và họ sẽ quan tâm đến những gì bạn làm nhiều hơn thông qua tiêu đề thu hút hơn.

Ví dụ: 3 lời khuyên dành cho những người nuôi ong nếu không muốn ong bỏ đi…

  • [n][lời khuyên] cho [nhóm người bạn hướng đến] nếu không muốn [nỗi đau]

8. “Điều gì đó sẽ thay đổi một khía cạnh cuộc sống của bạn mãi mãi” giống như khi ta thay đổi tư duy, nhìn nhận vấn đề đa chiều, ta sẽ có thể dễ dàng hòa nhập cũng như vượt trội hơn.

  • [Điều này] sẽ thay đổi [khía cạnh cuộc sống] của bạn mãi mãi.

 

 Không chỉ có 8 ví dụ trên, mà còn rất nhiều ví dụ khác trong chuỗi video bài học. Nhưng nếu để ý, sẽ dễ dàng thấy được tất cả các sản phẩm sẽ đồng nhất với nhau trong chuỗi video. Và chỉ khi đề cập đến một mục tiêu cụ thể thì chuỗi video truyền thông này mới hoạt động. Và cũng nhờ dựa vào các ví dụ trên, người sản xuất mật mới có thể tạo ra được chuỗi video thu hút hơn và bán được hàng.

 Và cuối cùng là những chi tiết phụ như hàng loạt từ khóa được áp dụng rộng rãi trên Youtube, nó giống như hashtag ở Tiktok vậy, sẽ khiến các video dễ dàng thu hút người xem hơn cũng như liên kết được với các video khác có nội dung gần tương tự. Đó cũng là một tính năng có sẵn mà ít ai biến thành lợi ích cho riêng mình. Tiếp theo là thumbnail, ảnh video xuất hiện đầu tiên cũng là một phần quan trọng có hay không thu hút ánh nhìn của mọi người click vào video của bạn. Đây tuy là những chi tiết phụ nhưng rất quan trọng và có thể nói chúng có tầm ảnh hưởng ngang hoặc hơn cả phần nội dung video. Vậy nên hãy sử dụng chúng một cách tối ưu và hợp lý nhé!

 Trên đây là tất cả những cách biến tính năng bạn có sẵn, sửa đổi cách viết Title cũng như tạo các nội dung có thể thu hút được thị trường. Chúc các bạn có thể áp dụng thành công.

Nguồn video: Cách Marketing hiệu quả là phải biến Tính năng thành Lợi ích – Câu chuyện vườn ong | Phạm Thành Long – YouTube

 

Biên soạn – Viết Hảo

Tags:
Zalo
Messenger
Form liên hệ

Đăng ký nhận tư vấn

    Vui lòng để lại thông tin để Nasao trực tiếp tư vấn cho bạn.