Nội dung chính:
Chào các bạn hôm nay hãy cùng Anh ngữ Nasao tìm hiểu về cách học ngoại ngữ của người do thái nhé!
Do Thái là dân tộc thông thái nhất thế giới. Nhận định này đã được chứng minh trong thực tiễn và khoa học. Ngoài tiếng Israel, tiếng Ả-rập thì người Do Thái còn sử dụng thành thạo tiếng Anh và tiếng Đức, thậm chí là nhiều ngôn ngữ hơn nữa. Vậy trẻ em do Thái học ngoại ngữ như thế nào? Điều gì đã khiến một dân tộc chỉ chiếm 0.2% tổng dân số thế giới lại có khả năng sử dụng ngôn ngữ thành thạo như vậy? Họ có cách học tiếng Anh thông minh nào ư?. Hãy cùng trung tâm Anh ngữ Nasao tìm hiểu về cách mà những đứa trẻ Do thái học tiếng anh nhé.
Mẹ là người thầy đầu tiên.
Trẻ em Do Thái nhận được sự ưu ái đặc biệt của người mẹ ngay từ khi còn là bào thai. Từ khi mang bầu, các bà mẹ Do Thái rất tích cực nghe nhạc, ca hát và giải toán cùng chồng, họ quan niệm làm như vậy sẽ giúp ích cho sự thông thái của con sau này. Theo các nhà khoa học Do Thái, sự rung động của âm nhạc sẽ kích thích bộ não giúp trẻ tiếp nhận thông tin dễ dàng và phát triển trí não ngay trong bụng mẹ. Ngoài ra, việc cha mẹ có vốn tiếng Anh cũng sẽ tạo thói quen cho trẻ và giúp trẻ dễ dàng sử dụng thành thạo tiếng Anh khi chúng lớn lên.
Vận động để học tập tốt.
Cha mẹ Do Thái quan niệm rằng, các hoạt động thể thao, vận động sẽ kích thích não rèn luyện sự tập trung vào các quyết định và sự chính xác. Những môn thể thao như bắn cung, bắn sung, chạy bộ …đều được ưu tiên dạy cho trẻ em ngay từ lớp 1 và đều được coi trọng như các môn về kinh doanh, toán học, khoa học. Các hoạt động sẽ giúp cho trẻ thư giãn, thoải mái để có năng lượng và sự hứng thú cho việc tiếp thu bất kỳ môn học nào. Việc học ngôn ngữ qua các hoạt động hàng ngày, các trò chơi, các môn thể thao là một phương pháp hữu hiệu giúp trẻ em Do Thái có thể vận dụng chúng linh hoạt và nhanh chóng.
Tiếng Anh hay bất kỳ ngôn ngữ nào phải được học bằng tất cả các giác quan.
Bạn sẽ rất dễ bắt gặp học sinh Việt Nam học tiếng Anh chăm chỉ làm bài tập ngữ pháp và luôn “thủ sẵn” một cuốn sổ tay ghi chép các “bí kíp” hay từ mới bên người. Chúng ta miệt mài đọc sách tiếng Anh, ghi nhớ từ mới bằng mắt và cất giữ chúng trong bộ não. Như vậy, chúng ta chỉ đang vận dụng duy nhất thị giác để học tiếng Anh. Nhưng những thông tin chúng ta học được bằng mắt thì lại dễ dàng tan biến trong não bộ hoặc không thể chuyển thành ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày vì thông tin thu được chỉ là trí nhớ tạm thời.
Khi chúng ta thường hay “hàn lâm học” mà thực hành ngược lại chu kỳ học một loại ngôn ngữ mới thì người Do Thái đã định hình và vận dụng đúng phương pháp học từ lâu. Họ dạy trẻ em học theo đúng tuần tự Nghe – Nói – Đọc – Viết hoặc học ngoại ngữ mới như một đứa trẻ, đầu tiên phải nghe thật nhiều và nói lại những gì nghe được. Học nghe nói thuần thục trước khi học bảng chữ cái là bí quyết của người Do Thái khi học bất kỳ ngôn ngữ nào.
Học theo cụm từ.
Giống như tiếng Việt, tiếng Anh cũng được ghép từ các từ có nghĩa để tạo thành câu có nghĩa. Trong tiếng Việt có từ ghép, thì tiếng Anh lại ghép từ thành cụm từ mang nghĩa khác nhau. Chúng ta thường hay gặp phải trường hợp biết toàn bộ từ vựng trong một câu nhưng lại không hiểu ý nghĩa câu đó nói gì. Cách học tiếng Anh thông minh mà người Do Thái áp dụng đó là học từ vựng theo cụm từ và đặt trong câu hoàn chỉnh. Vì không phải mọi từ vựng tiếng Anh khi đi vào cụm từ đều bị thay đổi về nghĩa. Việc áp dụng như vậy vừa giúp gia tăng vốn từ và sử dụng đúng ngữ pháp một cách tự nhiên nhất, theo bối cảnh giao tiếp cụ thể để nuôi dưỡng ngôn ngữ.
Kinh nghiệm bạn rút ra được từ bài học của người do thái là gì? Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ rút ra cho mình được nhiều kinh nghiệm để có thể học tập được tốt hơn nữa.
Đình Tú