Cái được và mất của sinh viên đi làm thêm?

Đối với sinh viên, đi làm thêm là mối quan tâm lớn thứ hai sau việc học tập tại giảng đường đại học. Vừa đi học, vừa đi làm không chỉ mang lại thu nhập, kinh nghiệm mà còn cho các bạn trẻ những trải nghiệm quý giá, nhưng xoay quanh đó còn rất nhiều chuyện đáng bàn như cái “được” và “mất” khi mình đi làm thêm là gì? 

 

Sinh viên làm thêm “được” và “mất” những gì?

Cái “được” từ làm thêm

Tăng thu nhập

Sinh viên đi làm thêm sẽ được tiền, điều đó là chắc chắn, công sức lao động bỏ ra và hiển nhiên bạn được hưởng những gì bạn đã làm.

Rèn luyện các kỹ năng và tăng mối quan hệ

Làm thêm sẽ giúp bạn có thêm nhiều về kỹ năng trong cuộc sống đặc biệt là kỹ năng giao tiếp. Môi trường làm việc giúp bạn phải gặp gỡ nhiều người điều đó sẽ giúp bạn khôn khéo hơn trong việc giao tiếp. Khi kỹ năng giao tiếp tốt bạn sẽ làm quen được với nhiều người, mở rộng được mối quan hệ.

Rèn nghề thực tiễn

Bên cạnh đó, làm thêm giúp bạn rút ngắn khoảng cách giữa thực tế và lý thuyết, những va đập ngoài cuộc sống giúp bạn trưởng thành hơn. Và đặc biệt đi làm thêm sẽ giúp bạn nhận thức được giá trị của đồng tiền do chính công sức mình làm ra.

Cái “mất” sinh viên phải đánh đổi nếu lựa chọn làm thêm.

Khách quan nhìn vào có thể thấy, ngoài cái “được” bạn phải hiểu rõ và sẵn sàng cho những cái mất để có sự cân nhắc và quyết
định phù hợp. Do đó phải xét trên cả phương diện cái “mất” hay cái không được khi đi làm thêm?

Tiền kiếm được chưa phục vụ mục đích chính đáng 

Việc bạn đi làm thêm để kiếm thêm tiền chỉ là một hình thức bạn lừa dối bản thân. Liệu có bao giờ bạn tự hỏi, mình đã dành dụm được bao nhiêu sau khi đi làm thêm, hay là khi có tiền lại mua thêm được nhiều quần áo, đi ăn uống, chơi bời nhiều hơn.

Tư duy sai về kinh nghiệm làm thêm

Đi làm thêm có thêm kinh nghiệm, nhưng liệu bán quần áo, rửa bát, bưng phở sẽ mang lại cho bạn kinh nghiệm gì?  Đó có phải là những kinh nghiệm phục vụ cho công việc của bạn trong tương lai hay là kinh nghiệm mà các nhà tuyển dụng đang cần?
Đừng nhầm lẫn giữa kinh nghiệm sống và kinh nghiệm cần để đáp ứng công việc ! “Kinh nghiệm không phải chỉ có va đập bên ngoài cuộc sống tạo ra, mà ngay khi trên ghế nhà trường các bạn đã được học rất nhiều kinh nghiệm từ những chuyến đi kiến tập, thực tập hay những buổi thực hành trên lớp, các bạn còn quá trẻ để tìm kiếm kinh nghiệm trong cuộc sống”.

Ảnh hưởng sức khỏe và học tập

Đi làm thêm, liệu bạn còn đủ sức khoẻ và dũng khí đối diện với các bài học sau những ngày dài lao động mệt mỏi? Điều này không phải ai cũng làm được nếu không có ý chí. Một vết trượt dài sẽ hằn lên cuộc đời bạn, thi lại vô số môn, sa chân vào các tệ nạn xã hội…Điều mà bố mẹ và xã hội không hề mong muốn.

Vậy việc sinh viên đi làm thêm thì sẽ ra sao?

Theo một số dữ liệu cho thấy : Đa số(85%) sinh viên Mỹ đi làm trong khi đi học đại học. Ở Châu Âu 67% sinh viên đi làm trong năm học. Tuy nhiên ở Châu Á con số này chỉ là 30% hay ít hơn. Lý do tại sao sinh viên Châu Á lại có số sinh viên đi làm ít hơn là do bố mẹ không muốn con cái họ phân tâm trong việc học hành. Vậy đối với Việt Nam nói riêng lý do sinh viên ít hoặc không nên đi làm thêm là gì?
Đối với các nước Châu Âu và Châu Mỹ việc đi làm thêm được họ rất quan tâm chú trọng, họ có những chế tài và quy định rõ ràng cụ thể. Vì vậy sinh viên có thể thoả sức làm thêm mà vẫn học tập và rút được ra nhiều kỹ năng và kinh nghiệm.
 Nhưng đối với Việt Nam, khi những trung tâm giới thiệu việc làm thêm cho sinh viên chỉ chú trọng vào vấn đề kinh tế mà không nghĩ đến công việc đó sẽ mang lại lợi ích gì cho sinh viên. Nếu có chăng là những trung tâm gia sư, nhưng đã có biết bao vụ lừa đảo rồi ăn chặn tiền của sinh viên. Đó là nguyên nhân dẫn đến việc làm sinh viên Việt Nam ít có cơ hội tiếp xúc thực sự với những kinh nghiệm bổ ích cho việc học tập của mình…

Vậy rốt cuộc sinh viên có nên đi làm thêm?

Có thể mỗi người có một câu trả lời khác nhau, nhưng với tôi thì là có. Làm thêm là một trải nghiệm quý giá của thời sinh viên. Nhưng hãy nhớ rằng, khi đi làm thêm, đừng để kiếm tiền trở thành mục đích lớn nhất. Hãy đi làm thêm như một sự trải nghiệm, học hỏi, để cảm nhận môi trường làm việc khác với học tập như thế nào, để hiểu được giá trị của đồng tiền ra sao… Làm thêm là một trải nghiệm tốt, nhưng hãy tận dụng hết những cái gì tốt của nó như là môi trường thứ hai để bạn học hỏi, bên cạnh trường lớp, chứ đừng làm vì tiền. Hãy nhớ nhé!
                                                                                                                                                                                       ST: zakaban
Tags:
Zalo
Messenger
Form liên hệ

Đăng ký nhận tư vấn

    Vui lòng để lại thông tin để Nasao trực tiếp tư vấn cho bạn.